Có mấy nhận xét đúng?
(1) Vai trò quan trọng của việc nghiên cứu nhóm tuổi của quần thể là so sánh về tỉ lệ nhóm tuổi của quần thể này với quần thể khác.
(2) Quan hệ gần gũi giữa hai loài, trong đó cả hai loài đều có lợi nhưng có một loài có lợi nhiều hơn so với loài kia, đó là quan hệ hội sinh.
(3) Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa các loài chim này với động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ hợp tác.
(4) Trong tháp tuổi của quần thể trưởng thành có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bằng nhóm tuổi sinh sản và lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản.
(5) Khi quần thể đạt kích thước tối đa thì quần thể sẽ điều chỉnh tăng số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản.
(6) Khi di chuyển, trâu rừng thường đánh động các loài côn trùng làm cho chúng hoảng sợ bay ra và dễ bị chim ăn thịt. Mối quan hệ sinh thái giữa trâu rừng và chim là quan hệ hội sinh.
(7) Đặc điểm chỉ có ở quan hệ cộng sinh mà không có ở quan hệ hợp tác là cá thể của 2 loài gắn bó với nhau suốt đời.
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3