** Bạn tham khảo dàn ý và bài viết dưới đây nhé **
* Dàn ý
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Khái quát cảnh cho chữ
- Nêu ý kiến
- Dẫn dắt vấn đề
B. Thân bài
1. Giới thiệu hoàn cảnh cho chữ
- Huấn Cao là một người tù, nhưng tài giỏi và đặc biệt có tài viết chữ đẹp.
- Cảnh cho chữ diễn ra trong ngục tối.
- Ban đầu Huấn Cao không nhận ra tấm lòng của viên quản ngục nhưng sau đó người tử tù không thể từ chối mong muốn chính đáng của một người biệt nhỡn liên tài.
2. Diễn biến cảnh cho chữ
- Thời gian: giữa đêm nhưng lại là thời gian cuối cùng của một con người tài hoa.
- Không gian: Bối cảnh được khắc họa trên nền đất ẩm thấp, mùi hôi của dán, chuột…
- Người cho chữ là người tử tù nhưng oai phong, đang trong tư thế ban ân huệ cuối cùng của mình cho người khác. Kẻ xin chữ lẻ ra là người có quyền hành hơn nhưng cúi đầu mang ơn.
3. Ý nghĩa của cảnh cho chữ
- Ca ngợi tấm lòng thiên lương của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục
- Ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp dù ở nơi u ám nhất.
- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn trong con người của Huấn Cao từ đó thể hiện quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân.
C. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ
** Bài viết tham khảo
Ai đã đọc và tìm hiểu truyện " Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân thì chắc chắn không thể nào không biết đến " cảnh xưa nay chưa từng có"- cảnh cho chữ. Nguyễn Tuân đã thể hiện được tài năng của mình qua cảnh cho chữ đó.
Sau khi nhận được công văn, viên quản ngục đã rất băn khoăn, trăn trở vì sẽ phải xử tử Huấn Cao trong thời gian tới. Ông giãi bày tâm sự, nỗi lòng của mình cùng thầy thơ lại. Nghe xong truyện, thầy thơ lại đã chạy xuống buồng giam Huấn Cao để kể rõ nỗi lòng viên quản ngục. Và ngay trong đêm hôm đó, buồng tối chật hẹp với ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, " một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" đang diễn ra. Người ta vẫn thường nghĩ để sáng tạo nghệ thuật người ta thường tìm đến những nơi có không gian đẹp, thoáng đãng, yên tĩnh. Nhưng ở đây lại hòa toàn ngược lại không gian chứa đầy bóng tối, nhơ bẩn chốn ngục tù thì việc sáng tạo nghệ thuật vẫn xảy ra. Đây là đêm cuối của người tử tù-người cho chữ và cũng chính là giờ phút cuối cùng của Huấn Cao. Cảnh tượng " một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng" vẫn ung dung, đĩnh đạc "dậm tô nét chữ trên tấm lụa trăng tinh". Trong khi ấy, viên quản ngục và thầy thơ lại thì khúm lúm chuyển động.
Trong đoạn văn, nhà văn đã sử dụng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối làm câu chuyện cũng vận động theo sự vận động của ánh sáng và bóng tối. Cái hỗn độn, xô bồ của nhà giam với cái thanh khiết của nền lụa trắng và những nét chữ đẹp đẽ. Nhà văn đã làm nổi bật hình ảnh của Huấn Cao, tô đậm sự vươn lên thắng thế của ánh sáng so với bóng tối, cái đẹp so với cái xấu và cái thiện so với cái ác. Vào lúc ấy, từ một quan hệ đối nghịch kì lạ: ngọn lửa của chính nghĩa bùng cháy ở chốn ngục tù tối tăm, cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn, Nguyễn Tuân đã nêu bật chủ đề của tác phẩm: cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, thiên lương chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện đầy ấn tượng.
Nguyễn Tuân là một nhà văn có tư tưởng duy mĩ, theo quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Bên cạnh đó, truyện còn ca ngời viên quản ngục và thầy thơ lại là những con người tuy sống trong môi trường độc ác xấu xa nhưng vẫn là những "thanh âm trong trẻo" biết hướng tới cái thiện. Qua đó còn thể hiện tấm lòng yêu nước, căm ghét bọn thống trị đương thời và thái độ trân trọng đối với những người có "thiên lương" trên cơ sở đạo lí truyền thống của nhà văn.
"Chữ người tử tù" là bài ca bi tráng, bất diệt về thiên lương, tài năng và nhân cách cao cả của con người. Hành động cho chữ của Huấn Cao, những dong chữ cuối cung của đời người có ý nghĩa truyền lại cái tài hoa trong sáng cho kẻ tri âm, tri kỉ hôm nay và mai sau. Nếu không có sự truyền lại này cái đẹp sẽ mai một. Đó cũng là tấm lòng muốn giữ gìn cái đẹp cho đời.
Cảnh cho chữ trong " Chữ người tử tù" đã kết tinh tài năng , sáng tạo và tư tưởng độc đáo của Nguyễn Tuân. Một sự đốc đáo mà xưa nay chưa một tác phẩm nào có được. Cảnh cho chữ sẽ còn mãi mãi in bóng trong lòng người và những giá trị văn hóa xưa sẽ còn mãi với thời gian.