* công dụng của trạng ngữ:
- xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác
- nối kết các câu, các đoạn lại với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc
* khái niệm:
- câu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện 1 hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
VD: người ta // dựng lá cờ đại ở giữa sân
CN (chủ thể) VN (đối tượng)
- câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động)
VD: lá cờ đại // được người ta dựng ở giữa sân
CN (đối tượng) VN (chủ thể)
* câu rút gọn: khi nói hoặc viết có thể lược bỏ 1 số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn
VD:
- hai ba người đuổi theo nó. rồi ba bốn người, sáu bảy người ( rút gọn vị ngữ)
- uống nước nhớ nguồn (rút gọn chủ ngữ)
- bao giờ cậu đi Hà Nội? - ngày mai (rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ)
* câu đặc biệt: là loại câu không cấu tạo thoe mô hình chủ ngữ- vị ngữ
VD:
- Than ôi! (bộc lộ cảm xúc)
- Mẹ ơi! (gọi đáp)
* văn bản nghị luận và tác giả:
- tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
- đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)
- ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)
#Mint