Cụm C-V làm thành phần của chủ ngữ, vị ngữ và phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. Ví dụ:
- Cụm C-V làm thành phần chủ ngữ: Tôi học hành chăm chỉ khiến cha mẹ vui lòng.
Tôi học hành chăm chỉ/ khiến cha mẹ vui lòng.
C V
Tôi/ học hành chăm chỉ
C V
-> Cụm C-V "Tôi học hành chăm chỉ làm thành phần chủ ngữ"
- Cụm C-V làm thành phần vị ngữ: Nhà này cửa rất rộng.
Nhà này/ cửa rất rộng
C V
cửa/ rất rộng
C V
-> Cụm C-V "cửa rất rộng" làm thành phần vị ngữ trong câu
- Cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm danh từ: Món quà bạn tặng tôi rất đẹp.
Món quà bạn tặng tôi/ rất đẹp.
C V
bạn/ tặng tôi
C V
-> cụm C-V "bạn tặng tôi" làm thành phụ ngữ trong cụm danh từ "món quà bạn tặng tôi"
- Cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm động từ: Sự hung hãn của hắn khiến tôi rất lo sợ.
Sự hung hãn của hắn/ khiến tôi rất lo sợ
C V
tôi/ rất lo sợ
c V
-> cụm C-V "tôi rất lo sọ" làm phụ ngữ trong cụm đông từ "khiến tôi rất lo sợ"
- Cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm tính từ: Chị ấy xinh như nàng tiên giáng trần.
Chị ấy/ xinh như nàng tiên giáng trần.
C V
nàng tiên/ giáng trần
C V
-> Cụm C-V "nàng tiên giáng trần" làm thành phần phụ ngữ trong cụm tính tiuwf "xinh như nàng tiên giáng trần"