I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Bố cục là sự bố trí, xếp đặt các phần, các đoạn thành một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.
2. Bố cục của văn bản thường có 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
3. Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau; đồng thời, giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạch ròi.
Trình tự xếp đặt các phần, các đoạn phải giúp cho người viết (người nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI1. Bố cuc của văn bản
a) Nội dung trong đơn cần sắp xếp theo một trật tự. Không thể tuỳ thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được. Không thể viết lí do em xin vào Đội trước rồi mới khai họ tên, địa chỉ. Cũng như không thể hứa tiếp tục phấn đấu rồi mới nêu lí do xin vào Đội. Bởi vì làm như thế là không đúng trình tự, cũng không đúng quy định về đơn từ.
b) Khi xây dựng văn bản, ta phải quan tâm đến bố cục vì có như vậy, văn bản mới có trình tự hợp lí, mới giúp ta dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp.
3. Các phần của bố cục
a) Trong văn bản miêu tả:
– Phần Mở bài có nhiệm vụ giới thiệu đối tượng miêu tả.
– Phần Thân bài có nhiệm vụ miêu tả các đặc điểm của đối tượng.
– Phần Kết bài có nhiệm vụ nhìn lại một cách tổng quát đối tượng được miêu tả, nêu cảm nghĩ, ấn tượng của người viết bài.
b) Nhiệm vụ của các phần ữong bố cục cần phân biệt với nhau rõ ràng. Nếu không sẽ có sự lẫn lộn, tạo nên sự lộn xộn trong văn bản.
c) Bạn đó nói như vậy không đúng. Bởi vì mỗi phần có nhiệm vụ riêng. Các phần có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng cũng độc lập, không trùng nhau.
d) Không thể đồng ý với ý kiến của bạn đó. Mỗi phần trong bố cục có chức năng và nhiệm vụ riêng. Nếu ta bỏ đi, văn bản sẽ bị xộc xệch, thiếu trình tự, thiếu chặt chẽ.