Dẫn 8,96 lít khí CO (đktc) qua 13,44 gam hỗn hợp rắn gồm Fe3O4, Fe2O3 và CuO nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam rắn X và hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 9. Giá trị của m là
A. 10,24 B. 8,56 C.6,78 D. 7,26
MY = 36 và nY = nCO ban đầu = 0,4
—> Y gồm CO2 (0,2) và CO dư (0,2)
—> mX = 13,44 – 0,2.16 = 10,24
Chú ý cách gõ dấu cách, không được gõ lung tung, ngẫu nhiên. Quan sát đề để gõ lại cho đúng ở các bài sau.
Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 14,784 lít O2, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng dung dịch nước vôi giảm 27,76 gam so với ban đầu. Mặt khác cho 4,48 lít X tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa. Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là
A. 49,92. B. 28,56. C. 41,36. D. 28,8.
Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện 5A. Sau thời gian 5018 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 12,6 gam. Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, lấy thanh Mg ra thấy khối lư ợng không thay đổi so với trước phản ứng. Giá trị của m là
A. 42,76. B. 33,48. C. 35,72. D. 34,12.
Phát biểu nào sau đây đúng?
(a) Các nguyên tố: O, S, Cl, N, Al. Khi ở trạng thái cơ bản: tổng số electron độc thân của chúng là: 11.
(b) Nguyên tố X tạo được hợp chất khí với hiđro có dạng HX. Vậy X tạo được oxit cao X2O7.
(c) Khi thủy phân Ala-Gly-Val-Ala-Gly thì thu được tối đa 5 đipeptit.
(d) Dùng Cu(OH)2 không thể nhận biết được dung dịch tripeptit và dung dịch axit axetic.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Hoà tan 32 gam Cu vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO2. Thêm vào X một lượng vừa đủ V lit khí O2 và cho vào nước để chuyển toàn bộ X thành HNO3. Giá trị của V là
A. 11,2 B. 5,6 C. 4,48 D. 8,96
Hỗn hợp X chứa một số hydrocacbon đều mạch hở. Cho 21,8 gam X với 0,3 gam khí H2 vào bình kín có chứa sẵn một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 27,625. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy lượng Br2 phản ứng là 88,0 gam, khí thoát ra khỏi bình chỉ chứa một hydroccabon A duy nhất. Lấy 0,15 mol A đốt cháy cần V lít O2 (đktc). Giá trị V là
Cho cân bằng: HI ↔ 1/2 H2 + 1/2 I2; Kc = 1/64
a, Tính phần trăm HI bị phân hủy biết V bình =5 lít
b, Cho vào bình 5 mol HI và 2 mol H2. Tính nồng độ các chất khi cân bằng.
Hòa tan hết m gam hỗn hợp A gồm MgO, CuO, Fe2O3 (trong đó có Oxi chiếm 30% về khối lượng) bằng một lượng vừa đủ 600ml dung dịch HCl 2M.
a, Viết các PTHH xảy ra và tính m.
b, Biết rằng số mol Fe2O3 gấp 1,5 lần số mol CuO. Để khử hoàn toàn hỗn hợp A thành kim loại, cần V lít khí B (gồm H2 và CO). Tính V (đktc). Trong V lít khí B (ở đktc) có bao nhiêu nguyên tử?
c, Nếu thay dung dịch HCl ở trên bằng lượng vừa đủ 400ml dung dịch X (chứa hỗn hợp HCl và H2SO4) thì thu được 70 gam chất tan. Tính nồng độ mol mỗi chất trong X.
Cho m gam kim loại Mg và Al và 500 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được (m+57,8) gam 2 kim loại. Cho lượng kim loại vừa thu được tác dụng HNO3 dư thì thu được 6,72 lit NO. Tìm giá trị của m
A. 9 B. 11 C. 8 D. 15
Thủy phân m gam tinh bột một thời gian thu được m gam glucozơ (giả sử chỉ xảy ra phản ứng thủy phân tinh bột thành glucozơ). Phần trăm tinh bột bị thủy phân là
A. 90%. B. 80%. C. 75%. D. 60%.
Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho lượng dư AgNO3 vào dung dịch FeCl2;
(b) Cho Ba vào dung dịch Fe2(SO4)3;
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2;
(d) Cho dung dịch Ba(AlO2)2 vào dung dịch Al2(SO4)3.
Số thí nghiệm sau khi kết thúc phản ứng thu được 2 kết tủa là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến