1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
→ Văn bản Sống chết mặc bay. Tác giả là Phạm Duy Tốn. Phương thức biểu đạt chính là Tự sự.
2. Ghi lại nội dung chính của đoạn trích trên bằng một câu văn hoàn chỉnh.
→ Tình thế căng thẳng, thảm thương, người dân dồn hết sức lực để giữ đê trước sức mạnh của thiên tai.
3. Xác định và nêu tác dụng của một phép liệt kê trong đoạn trích trên.
→ Xác định: Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ. Tác dụng: Miêu tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn sự nỗ lực chống chọi với nguy cơ đê vỡ của người dân.
4. Viết đoạn văn từ 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của người dân trong đoạn trích trên.
→ Qua đoạn trích, em thấy tác giả đã miêu tả lại cảnh dân phu ra sức giữ đê, khi nguy cơ đê vỡ là rất cao. Người dân ai ai cũng mệt lả vì phải dầm mưa hàng giờ đồng hồ để ngăn cơn lũ cuốn trôi con đê. Cảnh tượng lúc ấy nghìn sầu muôn thẳm. Lũ con dân trăm nghìn người chân lấm tay bùn, phải lấy thân mình mà chống chọi với sức trời. Mỗi người một việc, chẳng ai rảnh tay, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ,... Nhưng trong hoàn cảnh này, ai cũng như ai, mệt mỏi, xác xơ hết cả rồi, biết phải chống chọi thế nào nữa đây? Thiên tai lũ lụt đã khiến cho hàng trăm nghìn con người phải khốn khổ! Trên trời vẫn đổ mưa, dưới sông nước cuồn cuộn, thân thể hèn yếu của con người mà đối với sức gió, mưa to nước lớn thế này thì sao nổi? Chao ôi, tình cảnh dầu sôi lữa bỏng, trong thời khắc nguy hiểm vậy người dân còn phải khổ thêm thế nào nữa?
* Đoạn văn mình ghi 9 câu, thỏa mản yêu cầu đề. Về phần nội dung, mình đã cố gắng không đề cập đến đình làng hay các quan chức trong đình, mình không đưa bất cứ chi tiết nào về cảnh trong đình vào đoạn văn, vì nếu đưa vào thì lại không khớp với đoạn trích trong đề bài và cũng bị lạc đề. (đề yêu cầu phải viết cảm nhận về tình cảnh của người dân trong đoạn trích).