Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa (a mol) vào số mol khí CO2 tham gia phản ứng (b mol) được biểu diễn như đồ thị sau:
Tỉ lệ y : x là
A. 2,0. B. 2,5. C. 3,0. D. 3,5.
Đoạn 1: CO2 + Ba(OH)2 —> BaCO3 + H2O
—> x = 0,075
Đoạn 2: CO2 + H2O + BaCO3 —> Ba(HCO3)2
+ Khi nCO2 = y thì nBaCO3 = 1,5t + 0,025
Bảo toàn Ba —> nBa(HCO3)2 = 0,175 – 1,5t
Bảo toàn C —> (1,5t + 0,025) + 2(0,175 – 1,5t) = y (1)
+ Khi nCO2 = 3t + 0,025 thì nBaCO3 = 0,075
Bảo toàn Ba —> nBa(HCO3)2 = 0,125
Bảo toàn C —> 0,075 + 2.0,125 = 3t + 0,025 (2)
(1)(2) —> y = 0,225; t = 0,1
—> y : x = 3
hay lắm anh ơi ~~~ chúc ad tràn đầy năng lượng và sức khỏe
Cho 36,5 gam hỗn hợp E gồm hai este hai chức mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; là đồng phân cấu tạo của nhau, không tráng bạc) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp ancol Z là đồng đẳng kế tiếp và 35,18 gam hỗn hợp M gồm 2 muối M1 và M2 (M1< M2) của hai axit cacboxylic đồng đẳng kế tiếp. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của M2 trong M gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 50,5. B. 50,0. C. 49,0. D. 49,5.
Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe(OH)2 và FeCO3. Lấy m gam X phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít hỗn hợp khí (đktc) có khối lượng 2,82 gam và dung dịch Y. Cũng lấy m gam hỗn hợp X đem tác dụng hết với dung H2SO4 đặc nóng dư thu được 6,972 lít (đktc) hỗn hợp hai khi, biết san phẩm cua H2SO4 là SO2 duy nhất. Tìm số mol FeCl2 có trong Y.
Chất X (C6H16O4N2) là muối của axit cacboxylic, chất Y (C6H10O4N2, mạch hở có các gốc liên kết với nhau bằng liên kết -CONH-). Cho 22,05 gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng vừa đủ với 325 ml dung dịch KOH 1M đun nóng, thu được hỗn hợp hai amin là chất khí ở điều kiện thường và m gam hỗn hợp F gồm hai muối (các amin và các muối đều có cùng số nguyên tử cacbon). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 29. B. 30. C. 25. D. 24.
Hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X, Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; 74 < MX < MY < 180). Cho m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp 2 muối và 20,2 gam hỗn hợp 2 ancol Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 7,28 lít khí H2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E thu được H2O và 57,2 gam CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 46,07%. B. 92,31%. C. 69,11%. D. 53,93%.
Hỗn hợp X gồm tripanmitin và tristearin. Hỗn hợp Y gồm Gly, este no đơn chức Z, axit glutamic tỉ lệ mol tương ứng trong Y là 3 : 4 : 5. Trộn a mol X và b mol Y thu được hỗn hợp T. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 4,63 mol CO2 và 4,46 mol H2O. Mặt khác thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp T cần dùng 410ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm khối lượng Gly trong T có giá trị gần nhất với
A. 4,67 B. 2,85 C. 3,81 D. 1,94
Thực hiện nhiệt nhôm 91,2 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 (trong môi trường không có không khí) một thời gian thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch HCl thấy sau phản ứng thoát ra 24,64 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa 235,3 gam muối. Nếu hòa tan toàn bộ Y trong dung dịch HNO3 dư thì thấy có x mol HNO3 phản ứng và thu được NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của x là ?
A. 5,83. B. 3,6. C. 6. D. 6,8.
Cho các nhận định sau: (1) Ở điều kiện thường, trimetylamin là chất khí, tan tốt trong nước. (2) Ở trạng thái tinh thể, các amino axit tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực. (3) Lực bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac. (4) Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α – amino axit và là cơ sở tạo nên protein. (5) Anilin để lâu ngày trong không khí có thể bị oxi hóa và chuyển sang màu nâu đen. (6) Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao, đồng thời bị phân hủy. Số nhận định đúng là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Cho các nhận định sau: (a) Trong công nghiệp glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột. (b) Dầu mỡ để lâu ngày bị oxi hóa chậm tạo thành các chất có mùi khó chịu và gây hại cho người ăn. (c) Trong công nghiệp thực phẩm, saccarozơ là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát. (d) Trimetylamin là chất khí có mùi khai. (e) Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 tạo màu xanh lam đặc trưng. (g) Cho dung dịch iot vào hồ tinh bột tạo màu xanh tím đặc trưng. Số nhận định đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch HCl 0,48M vào 150 ml dung dịch gồm KOH 0,14M và K2CO3 0,08M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 268,8. B. 179,2. C. 224,0. D. 336,0.
Dung dịch X (chứa 19,5 gam hỗn hợp etylamin và glyxin) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 1M. Dung dịch X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 350. B. 250. C. 300. D. 200.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến