Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch chứa đồng thời NaOH và Ba(OH)2. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa vào thể tích khí CO2 ở đktc được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của m là
A. 9,85. B. 5,91. C. 7,88. D. 11,82.
Đặt x = a/22,4; y = b/22,4 và z = m/197
Đoạn 1: CO2 + Ba(OH)2 —> BaCO3 + H2O
x = 1,5z (1)
x + y = 2z (2)
Đoạn 2:
CO2 + 2NaOH —> Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + CO2 + H2O —> 2NaHCO3
Đoạn 3:
CO2 + H2O + BaCO3 —> Ba(HCO3)2
nCO2 hòa tan BaCO3 = x + 0,24 – (x + 6y) = 0,24 – 6y
—> nBaCO3 còn lại = z = 2z – (0,24 – 6y) (3)
(1)(2)(3) —> x = 0,09; y = 0,03; z = 0,06
—> m = 197z = 11,82
Để hòa tan hoàn toàn 10,65 gam hỗn hợp bột X gồm Al, Zn và một kim loại M (biết số mol của Al và kim loại M bằng nhau) cần dùng 200 gam dung dịch HNO3 20,475%. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 2,8 lít hỗn hợp khí gồm NO và N2O (đktc, không còn sản phẩm khử của N+5). Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Y thì thấy xuất hiện kết tủa. Lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 6,55 gam hỗn hợp chất rắn Z (biết nguyên tố oxi chiếm 36,64% khối lượng trong Z). Nồng độ phần trăm của muối kim loại M trong dung dịch Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 5,50% B. 6,00% C. 6,50% D. 7,00%
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp KHCO3 và Na2CO3 vào nước được dung dịch X. Nhỏ chậm và khuấy đều toàn bộ dung dịch X vào 55ml dung dịch KHSO4 2M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 1,344 lít khí CO2 (ở đktc) và dung dịch Y. Thêm dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào Y thì thu được 49,27 gam kết tủa. Giá trị của m là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A. 19,18. B. 25,20. C. 18,18. D. 18,90.
Một hỗn hợp A gồm Na và Al. Cho m gam hỗn hợp A vào nước dư thu được dung dịch B và 20,16 lit H2 (đktc). Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ để được kết tủa lớn nhất, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu đươc 15,3 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 28,8 B. 18,45 C. 35,1 D. 14,4
Cho hỗn hợp X chứa 0,2 mol Y (C7H13O4N) và 0,1 mol chất Z (C6H16O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T thu được hỗn hợp G chứa ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một amino axit thiên nhiên). Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong G là
A. 14,8 gam. B. 18,8 gam. C. 19,2 gam. D. 22,2 gam.
Hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO3)2, Ca(ClO)2, CaCl2, KCl nặng 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn A thu được chất rắn B gồm CaCl2, KCl và một thể tích oxi vừa đủ để oxi hóa SO2 thành SO3 để điều chế 191,1 gam dung dịch H2SO4 80%. Cho chất rắn B tác dụng với 360ml dd K2CO3 0,5M (vừa đủ) thu được kết tủa C và dung dịch D. Lượng KCl trong dung dịch D nhiều gấp 22/3 lần lượng KCl trong A
a) Tính khối lượng kết tủa C
b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của KClO3 trong A
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Thổi khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. (b) Nung nóng AgNO3. (c) Điện phân dung dịch CuSO4. (d) Cho mảnh đồng vào dung dịch chứa HCl và NaNO3. (e) Cho sợi dây bạc vào dung dịch H2SO4 loãng. (f) Cho mẩu nhỏ natri vào cốc nước. Sau một thời gian, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
X là dung dịch HNO3 xM; Y là dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 yM và NaHCO3 2yM. Nhỏ từ từ 100 ml X vào 100 ml Y thu được V lít CO2. Nhỏ từ từ 100 ml Y vào 100 ml X thu được 2V lít CO2. Tỉ lệ x : y là
A. 6 : 5 B. 4 : 3 C. 8 : 5 D. 3 : 2
Hợp chất hữu cơ E (chứa các nguyên tố C, H, O và tác dụng được với Na). Cho 44,8 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch F chỉ chứa hai chất hữu cơ X, Y. Cô cạn F thu được 39,2 gam chất X và 26 gam chất Y. Tiến hành hai thí nghiệm đốt cháy X, Y như sau: – Thí nghiệm 1: Đốt cháy 39,2 gam X thu được 13,44 lít CO2 ở đktc; 10,8 gam H2O và 21,2 gam Na2CO3. – Thí nghiệm 2: Đốt cháy 26 gam Y thu được 29,12 lít CO2 ở đktc; 12,6 gam H2O và 10,6 gam Na2CO3. Biết E, X, Y đều có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số công thức cấu tạo của E thỏa mãn các tính chất trên là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Hỗn hợp A gồm hai anpha amino axit no mạch hở đồng đẳng kế tiếp có chứa một nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl trong phân tử. Cho m gam hỗn hợp A phản ứng vừa đủ với 120 ml dung dịch NaOH 1M thu được 12,27 gam muối. Mặt khác từ m gam hỗn hợp A điều chế được m1 gam hỗn hợp B gồm 3 peptit X, Y, Z (trong đó X, Y là 2 peptit đông phân; Z là pentapeptit được tạo bởi các gốc anpha amino axit khác nhau và có không quá 11 nguyên tử C trong phân tử). Đốt cháy hết m1 gam B thu được CO2, N2 và 4,86 gam H2O. Phần trăm khối lượng Z trong hỗn hợp B là
A. 36,594% B. 36,111% C. 38,285% D. 39,976%
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, K, Na2O, Ba và BaO (trong đó oxi chiếm 20% về khối lượng) vào nước, thu được 200 ml dung dịch Y và 0,448 lít (ở đktc) khí H2. Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,3M, thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m là (coi H2SO4 phân ly hoàn toàn)
A. 6,4. B. 2,4. C. 12,8. D. 4,8.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến