X là dung dịch HNO3 xM; Y là dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 yM và NaHCO3 2yM. Nhỏ từ từ 100 ml X vào 100 ml Y thu được V lít CO2. Nhỏ từ từ 100 ml Y vào 100 ml X thu được 2V lít CO2. Tỉ lệ x : y là
A. 6 : 5 B. 4 : 3 C. 8 : 5 D. 3 : 2
nHNO3 = 0,1x; nNa2CO3 = 0,1y và nNaHCO3 = 0,2y
Tự chọn V = 22,4 lít ở đktc.
TN1: nH+ = nCO32- + nCO2
—> 0,1x = 0,1y + 1 (1)
TN2: nCO32- phản ứng = 0,1ky và nHCO3- phản ứng = 0,2ky
nH+ = 2.0,1ky + 0,2ky = 0,1x —> ky = 0,25x
nCO2 = 0,1ky + 0,2ky = 2 —> ky = 20/3
—> x = 80/3
(10 —> y = 50/3
—> x : y = 8 : 5
Hợp chất hữu cơ E (chứa các nguyên tố C, H, O và tác dụng được với Na). Cho 44,8 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch F chỉ chứa hai chất hữu cơ X, Y. Cô cạn F thu được 39,2 gam chất X và 26 gam chất Y. Tiến hành hai thí nghiệm đốt cháy X, Y như sau: – Thí nghiệm 1: Đốt cháy 39,2 gam X thu được 13,44 lít CO2 ở đktc; 10,8 gam H2O và 21,2 gam Na2CO3. – Thí nghiệm 2: Đốt cháy 26 gam Y thu được 29,12 lít CO2 ở đktc; 12,6 gam H2O và 10,6 gam Na2CO3. Biết E, X, Y đều có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số công thức cấu tạo của E thỏa mãn các tính chất trên là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Hỗn hợp A gồm hai anpha amino axit no mạch hở đồng đẳng kế tiếp có chứa một nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl trong phân tử. Cho m gam hỗn hợp A phản ứng vừa đủ với 120 ml dung dịch NaOH 1M thu được 12,27 gam muối. Mặt khác từ m gam hỗn hợp A điều chế được m1 gam hỗn hợp B gồm 3 peptit X, Y, Z (trong đó X, Y là 2 peptit đông phân; Z là pentapeptit được tạo bởi các gốc anpha amino axit khác nhau và có không quá 11 nguyên tử C trong phân tử). Đốt cháy hết m1 gam B thu được CO2, N2 và 4,86 gam H2O. Phần trăm khối lượng Z trong hỗn hợp B là
A. 36,594% B. 36,111% C. 38,285% D. 39,976%
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, K, Na2O, Ba và BaO (trong đó oxi chiếm 20% về khối lượng) vào nước, thu được 200 ml dung dịch Y và 0,448 lít (ở đktc) khí H2. Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,3M, thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m là (coi H2SO4 phân ly hoàn toàn)
A. 6,4. B. 2,4. C. 12,8. D. 4,8.
Xác định các chất A, B, C, D và hoàn thành phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
(1) A + B → Na2CO3 + H2O
(2) Na2CO3 + C → D + B
(3) D + A + H2O → E
(4) E + B → Na2CO3 + D + H2O
Cho các phát biểu sau: (a) Một số este không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm như etyl fomat, benzyl fomat, iso amyl axetat… (b) Ở nhiệt độ thường tristearin là chất lỏng còn triolein là chất rắn nhưng chúng đều không tan trong nước. (c) Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ… và nhất là trong quả chín, đặc biệt nhiều trong quả nho chín. (d) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp (từ khí cacbonic, nước, ánh sáng mặt trời và chất diệp lục). (e) Mùi tanh của cá, đặc biệt là cá mè (chứa nhiều trimetylamin) có thể giảm bớt khi ta dùng giấm ăn để rửa sau khi mổ cá. (f) Polietilen, xenlulozơ, cao su tự nhiên, nilon-6; nilon-6,6 đều là các polime tổng hợp. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Thêm từ từ dung dịch NaHCO3 1M vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được m gam kết tủa và dung dịch X. Thêm tiếp 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M vào dung dịch X thu được (m + 20) gam kết tủa. Thể tích tối thiểu dung dịch NaHCO3 1M đã dùng.
Cho hai phản ứng sau: NaCl + H2O → X + Khí Y (anot) + Khí Z (catot). X + CO2 dư → T. Chọn phát biểu đúng:
A. Dung dịch X có tính tẩy màu, sát trùng, thường gọi là nước Gia-ven.
B. Chất T được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày.
C. Chất khí Y không có màu, mùi, vị và Y có thể duy trì sự cháy, sự hô hấp.
D. Chất khí Z có thể khử được CaO thành Ca ở nhiệt độ cao.
1 dãy các chất có công thức phân tử là CnH2n+2. Hỏi % về khối lượng của H sẽ nằm trong khoảng giá trị nào khi n thay đổi
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh Zn nguyên chất vào dung dịch HCl. (b) Nhúng thanh Cu nguyên chất vào dung dịch AgNO3. (c) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3. (d) Để miếng sắt tây (sắt tráng thiếc) trong không khí ẩm. (e) Nhúng thanh gang (hợp kim sắt và cacbon) vào dung dịch NaCl. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Ngâm 1 cây đinh sắt vào 100ml dung dịch AgNO3 1M. Sau phản ứng hoàn toàn, lấy đinh sắt ra rửa sạch, sấy khô rồi cân lên thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm m(g). Tính m
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến