A, Mở bài
- Những nhà văn vĩ đại đã để lại trong cuộc sống của chúng ta những tác phẩm văn học đồ sộ.
- Cuộc đời của những nhà văn này thường gắn liền với những năm tháng bôn ba trên đường đời, gặp nhiều cuộc đời, số phận. Tất cả những điều đó hòa trộn và kết tinh làm nên tư tưởng, ảnh hưởng đến ngòi bút và phong cách sáng tác của những nhà văn ấy.
B, Thân bài
- Con người là chủ thể của văn chương. Văn chương xoay quanh những số phận, cuộc đời khác nhau; thể hiện những tình cảm, tư tưởng của nhân vật tại một hoàn cảnh lịch sử, giai đoạn nào đó.
- Văn chương phải tái hiện chân thực số phận, cuộc đời con người tại một hoàn cảnh nhất định. Chính vì vậy, các nhà văn phải có vốn sống, vốn hiểu biết phong phú về những con người ấy thì mới viết hay, viết xúc động được.
- Để có được những trải nghiệm đó, cách duy nhất mà các nhà văn có thể làm là trải nghiệm cuộc đời- đại học chân chính
- Ngôi trường đại học này vun đắp tình cảm, rung động cho những nhà văn. Họ được dạy thế nào là đúng sai, là đau khổ, là hạnh phúc. Họ biết thương cảm cho người góa phụ chờ chồng; biết thương cảm cho người đàn ông nghèo khổ, không nơi nương tựa.
- Chính cuộc sống, đã dạy cho họ tất cả, dạy họ biết buồn cùng nỗi đau nhân loại; từ đó đi tìm cách cảm hóa, xoa dịu những nỗi đau ấy.
- Chỉ có qua cuộc sống, những mảnh đời mới được hiện lên chân thực; quá trình quan sát và trải nghiệm của các tác giả chính là nhân tố làm nên thành công của những tác phẩm văn học
- Những nhà văn như muốn sống cuộc đời của nhân vật; cảm thông được những đau khổ cho họ; tha thiết cảm thông với ước mong của loài người.
- Tính chân thực và giá trị nhân đạo đã làm nên sức sống bền lâu và truyền hơi thở cho những tác phẩm văn học đó.
C, Kết bài
- Tổng kết lại