DẠNG 5: TÌM CÔNG THỨC HỢP CHẤT HỮU CƠ Loại 1: Cho % theo khối lượng hoặc tỉ lệ khối lượng. Bài 1: Hợp chất hữu cơ A có thành phần khối lượng các nguyên tố như sau: 40% C, 6,7% H, 53,3% O. Xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A, biết khối lượng phân tử của A là 60. Bài 2 :Hợp chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng %C = 55,81% , %H = 6,98%, còn lại là oxi. a. Lập công thức đơn giản nhất của X b.Tìm CTPT của X. Biết tỉ khối hơi của X so với nitơ xấp xỉ bằng 3,07. (CTĐG: C2H3O, CTPT: C4H6O2) Loại 2 : Tìm CTPT HCHC dựa vào phản ứng cháy Bài 1: Phân tử hợp chất hữu cơ A có 2 nguyên tố. Đốt cháy hoàn toàn 3g chất A thu được 5,4g nước. Hãy xác định công thức phân tử của A. Biết tỉ khối của khí A so với hiđro bằng 15. Bài 2: Đốt cháy hết 11,2 lít khí A đktc thu được 11,2 lít CO2 đktc và 9 g H2O. Biết khối lượng mol của A là 30 g. Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo A ? Bài 3: Đốt cháy 3g chất hữu cơ A, thu được 8,8g khí CO2 và 5,4g nước. a. Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào? b. Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức A c. Chất A có làm mất màu dung dịch brom. d. Viết phương trình A với clo khi có ánh sáng.

Các câu hỏi liên quan

1. Đơn vị của mô men ngẫu lực là: A. N/m B. N.m C. N/m2 D. Không có 2. Chọn câu phát biểu đúng: A. Đơn vị động lượng là N.m B. Một vật chịu tác dụng của ngẫu lực thì chỉ có chuyển động quay C. Đơn vị của ngẫu lực là kgm/s D. Qui tắc mô men chỉ áp dụng cho vật có trục quay cố định 3 Chọn câu đúng: Một vật rắn muốn cân bằng khi chịu tác dụng của hai lực, thì hai lực đó phải là: A. Trực đối không cân bằng. B. Trực đối cân bằng. C. Trực đối bằng nhau. D. Trực đối không bằng nhau. 4 Chọn câu sai: Trọng tâm của vật rắn là: A. Điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật rắn. B. Điểm mà hai giá của trọng lực giao nhau tại vật rắn. C. Điểm mà khi vật rắn dời chỗ thì nó cũng dời chỗ. D. Điểm mà giá của trọng lực tác dụng lên vật rắn đi qua 5 Chọn câu sai: Điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế là: A. Giá của trọng lực tác dụng lên vật rắn phải đi qua mặt chân đế. B. Đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật rắn gặp mặt chân đế. C. Đường thẳng đi qua trọng tâm vật rắn gặp mặt chân đế. D. Hình chiếu của trọng lực theo phương thẳng đứng là một điểm và phải nằm trong mặt chân đế. 7Chọn câu sai: Điều kiện nào sau đây để ba lực cùng tác dụng lên một vật rắn có thể cân bằng? A. Ba lực cùng nằm trong một mặt phẳng. B. Giá của ba lực đó giao nhau tại một điểm. C. Tổng độ lớn của ba lực đó phải bằng không. D. Hợp của hai trong ba lực phải cùng giá với lực thứ ba. 8. Có đòn bẩy như hình vẽ. Đầu A của đòn bẩy treo một vật có trọng lượng 30 N. Chiều dài đòn bẩy dài 50 cm. Khoảng cách từ đầu A đến trục quay O là 20 cm. Vậy đầu B của đòn bẩy phải treo một vật khác có trọng lượng là bao nhiêu để đòn bẩy cân bằng như ban đầu? A. 15 N B. 20 N C. 25 N D. 30 N 9: chọn câu đúng: Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của 3 lực không song song là: A. Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba B. Ba lực đó có độ lớn bằng nhau C. Ba lực đó phải đồng phẳng và đồng quy. D. Ba lực đó có giá vuông góc với nhau từng đôi một 10. Điều nào sau đây là đúng khi nói về cách phân tích một lực thành hai lực song song A. Có vô số cách phân tích một lực thành hai lực song song. B. Chỉ có duy nhất một cách phân tích một lực thành hai lực song song C. Việc phân tích một lực thành hai lực song song phải tuân theo quy tắc hình bình hành. D. Chỉ có thể phân tích một lực thành hai lực song song nếu lực ấy có điểm đặt tại trọng tâm của vật mà nó tác dụng.