Dãy khí nào sau đây nặng hay nhẹ hơn không khí: NH3, O2, C2H2, H2, CH4, C2H6, C2H4, CO, NO2, SO2, H2S, N2, CO2, Cl2.
Không khí có M = 29, em tính M các khí rồi so sánh với 29 thôi.
Nhúng thanh Cu (dư) vào dd FeCl3 có thay đổi gì ko ạ
Cân bằng phương trình: FexOy + O2 —> FemOn
Chọn 1 hợp chất duy nhất để phân biệt 4 chất bột màu trắng: K2O, BaO, P2O5, SiO2
Đốt cháy hoàn toàn một luọng lưu huỳnh trong bình kín chứa hỗn hợp khí A gồm N2, O2 và SO2 có tỷ lệ số mol là 3 : 1 : 1. Sau khi kết thúc phản ứng thu dược hốn hợp khí B có tỉ khối so với hỗn hợp khí A là d. Hãy xác định khoảng giá trị của d.
Dung dịch X chứa NaHCO3 và Na2CO3. Dung dịch Y chứa HCl 1,5M và H2SO4 1,0M. Thực hiện 2 thí nghiệm sau:
+ Cho từ từ 100ml dung dịch X vào 100ml dung dịch Y thu được 5,6 lít CO2.
+ Cho từ từ 100ml dung dịch Y vào 100ml dung dịch X thu được 3,36 lít CO2. Cho Ba(OH)2 vào dung dịch sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 52,85 gam B. 62,70 gam C. 92,25 gam D. 121,80 gam
Hòa tan hoàn toàn 38,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong dung dịch chứa 2,4 mol HNO3, sau khi các kim loại tan hết thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và V lít (ở đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí là NO2 và NO (trong đó số mol của khí này gấp đôi số mol của khí kia). Cho 1000 ml dung dịch KOH 1,7M vào Y thu được kết tủa D và dung dịch E. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 52 gam chất rắn F. Cô cạn cẩn thận E thu được chất rắn G. Nung G đến khối lượng không đổi, thu được 138,7 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 20,16. B. 22,40. C. 17,92. D. 11,20.
A là một oxit sắt. Nếu cho m gam A hòa tan trong H2SO4 loãng cần a mol H2SO4. Mặt khác cũng hòa tan m gam A trong H2SO4 đặc nóng cần b mol H2SO4 (chỉ giải phóng SO2). Biết b – a = số mol oxit sắt trong m gam A. Xác định công thức của oxit
Cho 5,52 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và FeS2 tác dụng với V lít dung dịch HNO3 1M dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và 4,704 lít NO2 (đktc) sản phẩm khử duy nhất. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 270 ml dung dịch NaOH 1M thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,6 gam chất rắn. Giá trị của V là
A. 0,46 B. 0,48 C. 0,52 D. 0,54
Hỗn hợp X chứa lysin, axit glutamic, alanin và hai amin no, đơn chức mạch hở. Cho m gam X phản ứng với dung dịch H2SO4 thu được dung dịch Y chỉ chứa (m + 8,33) gam muối. Để tác dụng hết với các chất trong Y cần dùng dung dịch chứa 0,28 mol NaOH. Mặc khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 0,6675 mol O2 thu được 1,16 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Giá trị gần nhất của m là
A. 13,0. B. 12,5. C. 14,0. D. 13,5.
Cho 35,2 gam hỗn hợp X gồm phenyl fomat, propyl axetat, metyl benzoat, benzyl fomat, etyl phenyl oxalat tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, có 0,4 mol NaOH tham gia phản ứng, thu được dung dịch chứa m gam muối và 10,4 gam hỗn hợp ancol Y. Cho 10,4 gam Y tác dụng hết với Na, thu được 2,24 lít H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 40,8. B. 39,0. C. 37,2. D. 41,0.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến