Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là: A. 20,80. B. 48,75. C. 32,50. D. 29,25.
Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những muối sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 loãng, NH4NO3. Tổng số trường hợp tạo ra muối Fe(II) là:A. 7. B. 4. C. 5. D. 6.
Hoà tan hoàn toàn 0,368 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn cần vừa đủ 25 lít HNO3 0,001M. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 3 muối và không có khí thoát ra. Vậy khối lượng mỗi kim loại Al, Zn trong hỗn hợp X ban đầu là?A. 0,081g; 0,287g. B. 0,026g; 0,342g. C. 0,096g; 0,272g. D. 0,108g; 0,26g.
Mô tả nào dưới đây không phù hợp với thí nghiệm nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 một thời gian?A. Bề mặt thanh kim loại có màu đỏ. B. Dung dịch bị nhạt màu. C. Dung dịch có màu vàng nâu. D. Khối lượng thanh kim loại tăng.
Nhận định nào sau đây không đúng về phương pháp điểu chế kim loại?A. Phương pháp nhiệt luyện được áp dụng để sản xuất kim loại trong công nghiệp và thường được dùng để điều chế kim loại có tính khử yếu và trung bình. B. Phương pháp thuỷ luyện là phương pháp dùng kim loại tự do có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối. C. Phương pháp nhiệt luyện là dùng chất khử như CO, H2, C hoặc kim loại như Al để khử ion kim loại trong oxit ở nhiệt độ cao. D. Phương pháp thủy luyện được áp dụng trong phòng thí nghiệm để điều chế các kim loại có tính khử mạnh.
Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là?A. 50,4. B. 40,5. C. 33,6. D. 44,8.
Cho lá sắt kim loại vào dung dịch H2SO4 loãng có một lượng nhỏ CuSO4. Hiện tượng xảy ra là:A. Bề mặt lá sắt có kim loại màu đỏ bám vào. B. Có khí thoát ra, sắt bị ăn mòn chậm. C. Có khí thoát ra, sắt bị ăn mòn nhanh. D. Lúc đầu bề mặt lá sắt có kim loại màu đỏ bám vào, sau đó khí thoát ra nhanh hơn, sắt bị ăn mòn nhanh do có sự ăn mòn điện hoá.
Trường hợp nào sau đây không tạo ra chất kết tủa?A. Cho Na dư vào dung dịch Cu(NO3)2. B. Cho Mg dư vào dung dịch Fe(NO3)3. C. Cho Cu dư vào dung dịch FeCl3. D. Trộn dung dịch AgNO3 với dung dịch Fe(NO3)2.
Trong quá trình điện phân CaCl2 nóng chảy, ở catot xảy ra phản ứng:A. Ion clorua bị oxi hoá. B. Ion clorua bị khử. C. Ion canxi bị khử. D. Ion canxi bị oxi hoá.
Một dây sắt nối với một dây đồng ở một đầu, đầu còn lại của hai dây được nhúng vào dung dịch muối ăn. Tại chỗ nối của hai dây kim loại sẽ xảy ra hiện tượng gì?A. Ion Fe2+ thu thêm 2e để tạo ra Fe. B. Ion Cu2+ thu thêm 2e để tạo thành Cu. C. Electron di chuyển từ Fe sang Cu. D. Electron di chuyển từ Cu sang Fe.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến