Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyên Hồng, tác phẩm “Những ngày thơ ấu”, đoạn trích “Trong lòng mẹ”.
- Giới thiệu nhân vật bé Hồng và tình thương yêu mẹ của bé
Mở bài : Nguyên Hồng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại VN. Ông nổi tiếng với những tác phẩm viết về người khốn khổ, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Văn Nguyên Hồng giµu chÊt tr÷ t×nh, dµo d¹t nh÷ng c¶m xóc thiÕt tha, rÊt mùc ch©n thµnh cũng như chính con người của ông. Hồi kí "Những ngày thơ ấu" là tác phẩm tiêu biểu của ông. "Trong lòng mẹ" thuộc chương IV của hồi kí kể về những cay đắng, tủi nhục của chú bé Hồng và Tình yêu thương mẹ sâu sắc mãnh liệt.
-Dẫn dắt vấn đề nghị luận:…..
Thân bài:
a.Ý khái quát: Hồng là một đứa trẻ có một hoàn cảnh rất đáng thương tội nghiệp.
Bé Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân gượng ép không có tình yêu. Bố nghiện ngập, luôn lặng lẽ, u uất cạnh bàn đèn thuốc phiện. gia đình trở nên sa sút rồi bần cùng. Chú lớn lên trong không khí gđ giả dối, lạnh lẽo . Người mẹ trẻ phải chôn vùi tuổi xuân bên ông chồng nghiện ngập nên luôn khao khát hạnh phúc.Rồi bố chết. Mẹ không chịu nổi sự hắt hủi, o ép của nhà chồng, đành bỏ con thơ, dứt áo ra đi. tha phương cầu thực 12 tuổi, Bé Hồng mồ côi, bơ vơ thiếu vắng tình thương của mẹ.Phải sống với bà cô ruột cay nghiệt, độc ác và nhẫn tâm, vô cảm và sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội. Như mọi đứa trẻ khác, bé Hồng yêu mẹ, thèm được ở bên mẹ nhưng cố giấu kín điều đó trong lòng. Tuổi thơ của Nguyên Hồng có quá ít những kỉ niệm êm đềm ngọt ngào như bao đứa trẻ khác. Chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ côi cút, bất hạnh.Quả thật Bé Hồng có một hoàn cảnh rất đáng thương và tội nghiệp khiến ta xót xa
b.Làm rõ tình thương yêu mẹ sâu sắc, mãnh liệt của bé Hồng:
Luận điểm 1 Mặc dù có một số phận, một bi kịch đáng thương như vậy nhưng nhân vật bé Hồng lại có một tâm hồn vô cùng đáng quý, đáng trân trọng. Vẻ đẹp tâm hồn ấy được thể hiện rõ nhất ở tình yêu thương mẹ mãnh liệt vô bờ.
LC!: Trước hết ta thấy bé Hồng luôn dành tình yêu thương, niềm tin mãnh liệt của mình cho mẹ trước những lời mỉa mai, xúc phạm của bà cô
-Sắp đến ngày giỗ bố, bà cô đã gọi bé Hồng lên để trò chuyện. bà cô giả vờ ngọt nhạt quan tâm tới tình cảm mẹ con của đứa cháu côi cút nên hỏi “Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không ? Mợ mày phát tài lắm! ? và kể lại chuyện bà họ nội xa gặp mẹ bé Hồng để thăm dò tình cảm của bé Hồng đối với mẹ để rồi cố ý gieo rắc vào đầu óc đứa trẻ những hoài nghi để nó khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Bà cô biết đứa cháu thiếu vắng tình thương của người mẹ nên càng xoáy sâu vào nỗi đau, nỗi nhục của bé là việc mẹ đi bước nữa khi chưa đoạn tang chồng. Bà ta dùng mọi lời nói, điệu cười, đóng kịch để thực hiên mưu mô chước quỷ độc ác. Mụ cười cợt hả hê trước nỗi đau đớn, tủi nhục của đứa cháu ruột mồ côi Nhưng Hồng đã nhận ra “những ý nghĩ cay độc”, hiểu được ý đồ tâm địa độc ác của bà cô nên ngay lập tức bé phải che dấu tình cảm thực của mình, phải gồng mình lên để chịu đựng nỗi đau.Bởi trong trái tim đứa trẻ non nớt ấy em vẫn luôn tin rằng một ngày nào đó mẹ sẽ trở về . Niềm tin tưởng đó đã thắp sáng trong em một ngọn lửa của tình yêu thương và lòng kính trọng chính vì thế không có bất cứ lời nói nói nào hay những rắp tâm tanh bẩn nào có thể làm vấy bẩn lên tình cảm của em dành cho mẹ. Quả thật mỗi lời nói, của bà cô là một sự đày đọa về tinh thần mà lẽ ra trái tim trẻ thơ non nớt chưa phải gánh chịu.
+ Cậu bé đã từ chối một cách quyết liệt: Không cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Khi nghe bà cô nói: Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ, Khi bà cô nhắc đến chuyện mẹ sinh em bé và bà ta cố ngân dài ra thật ngọt, thật rõ hai tiếng “em bé” để ngầm báo cho bé Hồng mẹ bé đã thay lòng đổi dạ, có chồng mới, có con khác, không thương con, không gắn bó với gia đình như trước nữa...thì bé Hồng lặng im cúi đầu xuống đất, lòng thắt lại, khoé mắt cay cay, nước mắt ròng ròng, đầm đìa, chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ… cười dài trong tiếng khóc. Đây không phải là giọt nước mắt xấu hổ, tủi thân mà là những giọt nước mắt của tình yêu thương, em thương cho cuộc đời phiêu bạt chìm nổi, bị đọa đày của mẹ, đau đớn cho sự bất lực của mẹ trước những thành kiến tàn ác bất công, mỉa mai sự giả dối của người cô. Hồng luôn hiểu và cảm thông sâu sắc cho tình cảnh cũng như nỗi đau của mẹ. Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Trong khi xã hội và người thân hùa nhau tìm cách trừng phạt mẹ thì bé Hồng với trái tim bao dung và nhân hậu yêu thương mẹ sâu nặng đã nhận thấy mẹ chỉ là nạn nhân đáng thương của những cổ tục phong kiến kia. Em đã khóc cho nỗi đau của người phụ nữ khát khao yêu thương mà không được trọn vẹn..
+ Càng thương mẹ bao nhiêu, em càng căm giận bà cô, càng ghê tởm, căm thù những cổ tục phong kiến đã đầy đoạ mẹ, phê phán quyết liệt cổ tục xã hội phong Lòng căm ghét của bé Hồng được diễn đạt bằng những câu văn có nhiều hình ảnh cụ thể, gợi cảm và có nhịp điệu dồn dập tựa như sự uất ức của bé ngày một tăng tiến: “Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lại mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”...
+ Có thể nói mọi rắp tâm tanh bẩn của bà cô không thể nào xâm phạm đến tình yêu thương và lòng kính mến mẹ của bé Hồng. Bà cô càng khoét sâu vào nỗi đau, cố làm cho bé Hồng nhục nhã thì lòng yêu thương mẹ của bé càng mãnh liệt hơn. Tình cảm ấy đáng trân trọng xiết bao bởi một đứa trẻ sống côi cút, bị ghẻ lạnh giữa họ hàng người thân mà vẫn nguyên vẹn một tình yêu với mẹ với 1 niềm tin yêu kính trọng vô bờ.
LC2 : Đặc biệt Tình yêu thương mẹ sâu sắc, mãnh liệt của bé Hồng còn được thể hiện ở nỗi nhớ mong, khao khát được gặp mẹ và sung sướng hạnh phúc khi được ở trong lòng mẹ.
+ Luôn nhớ nhung về mẹ, luôn tin tưởng khẳng định tình cảm của mẹ dành cho mình. Dẫu xa cách mẹ cả về thời gian, không gian, dù bà cô có tinh ma, độc địa đến đâu thì Hồng cũng quyết bảo vệ đến cùng tình cảm của mình dành cho mẹ.
+ Luôn khao khát được gặp mẹ. Bé Hồng mừng khôn xiết khi thoáng nhìn thấy một người phụ nữ ngồi trên xe và đã nghĩ ngay đó là mẹ mình. Em đã chạy theo bối rối gọi : ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”. Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Đó là tiếng gọi bối rối, cuống quýt, tiếng gọi của sự mừng tủi và cả hi vọng mà gần một năm trời em mong ngóng được gặp mẹ. Được thoáng thấy mẹ nhưng điều đó cũng khiến Hồng lo sợ bởi nếu người quay lại không phải là mẹ thì thật là một trò cười cho tức bụng. và cái đó không những làm hổ thẹn mà còn tủi cực nữa. Nhà văn Nguyên Hồng như đang sống trong thế giới cảm xúc của bé Hồng để nói hộ em bao nhiêu khát khao trong lòng lúc này. Cái hình ảnh chú bé Hồng nhìn thấy mẹ ấy chẳng khác gì cái ảo ảnh của người lữ hành trên sa mạc nghĩ về bóng râm và dòng nước mát. Đây là một hình ảnh so sánh hết sức độc đáo, một lời văn đầy cảm xúc thể hiện được nỗi mong chờ khắc khoải đến cháy lòng mong được gặp mẹ của đứa con xa mẹ lâu ngày .
+Bao nhiêu đau khổ, đắng cay, uất ức bị dồn nén bấy lâu, bao nhiêu giận hờn chất chứa vỡ oà trong tiếng khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.Và giây phút vỡ oà tiếng khóc cũng chính là giây phút vỡ oà của bao nhiêu chờ đợi, bao nhiêu khát khao, bao nhiêu tức tưởi cho thân phận côi cút và cả bao nhiêu niềm yêu thương đã và đang dành cho mẹ.
+ Khi được ngồi trong lòng mẹ, em thấy mình hạnh phúc vô cùng. Để tô đậm niềm sung sướng tột độ của em bé mất cha, xa mẹ lâu ngày, nay được ngồi bên mẹ, lúc thì nhà văn miêu tả những cảm giác cụ thể: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ … mơn man khắp da thịt”, lúc thì chen những lời bình luận thấm đẫm chất trữ tình: “Phải bé lại…”, khi thì nghĩ đến câu nói độc ác, đay nghiến của bà cô và “Không mảy may nghĩ ngợi gì nữa.” bởi vì bé Hồng được gặp mẹ rất bất ngờ, niềm vui quá lớn. Nêu chính mình chưa phải trải qua nỗi đau xa mẹ, cha có niềm sung sướng tột độ khi được gặp mẹ, chắc Nguyên Hồng khó có được những đoạn văn gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc như vậy.
+ Trong cái cảm giác sung sướng của đứa con được ở cạnh mẹ, em đã cảm nhận được vẻ đẹp của mẹ từ gương mặt đến đôi mắt, nước da, má, hơi quần áo, hơi thở của mẹ...Tình mẹ đã làm hồi sinh tất cả, đánh thức những xúc cảm mãnh liệt trong tâm hồn bé Hồng. Bé Hồng đã mở căng hết mọi giác quan để tận hưởng giây phút ngất ngây, đắm say hạnh phúc vô biên khi được ở trong lòng mẹ, từng tế bào của bé đang thức dậy để cảm nhận tận cùng những cảm giác sung sướng, dào dạt, mơn man trong tình mẹ dịu êm...
* Suy nghĩ của bản thân về tình yêu thương mẹ sâu sắc, mãnh liệt của bé Hồng
- Đánh giá:
-lời văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, kết hợp hài hoà giữa kể, tả và biểu cảm...
- Nguyên Hồng nắm bắt và miêu tả tỉ mỉ đến chính xác từng chuyển động tinh tế nhất của nội tâm nhân vật. Sức hấp dẫn và lay động lòng người đến kì lạ. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể với bộc lộ cảm xúc. Các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các so sánh đều gây ấn tượng, đều giàu sức gợi cảm.
-Nhà văn đã lắng nghe được những âm vang sâu lắng của tâm hồn, ghi lại được những cảm giác sâu sắc từ bên trong và diễn tả chúng qua cái nhìn hồn nhiên trong sáng của trẻ thơ. Qua đó tác giả đã phác hoạ sâu sắc giá trị tình cảm gia đình thiêng liêng, tình mẫu tử bất diệt.
Kết bài:
- Khẳng định lại tình cảm yêu thương mẹ của bé Hồng
trong hai bài này là bài cô soạn nên mik trl nha. tìm trên mag ko bao giờ có luận cứ, luận điểm đầy đủ như thế này đou.
~~cho mik hay nhất nhó~~