ĐỀ 3
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Chưa bao giờ thói a dua của chúng ta lại rộ lên và trầm trọng như thời đại facebook và nhiễu
loạn truyền thông này.
A dua là thói hùa theo kẻ mạnh (tất nhiên, chỉ nhắm mắt chạy theo thì mới là hùa theo, và hùa
theo cái tiêu cực thì mới gọi là a dua). Cụ thể là hùa theo suy nghĩ, phát ngôn, hành động của đám
đông và những cá nhân có ảnh hưởng. Thói tật này có thể làm con người đánh mất mình nhanh
chóng và ngọt ngào nhất. Nghĩa là con người tức khắc đánh rơi mất cái đầu của mình cùng lòng
tự trọng, ý thức tự tôn. Và, mất mà cứ đinh ninh là mình đang được.
A dua, xét đến cùng là căn bệnh của kẻ yếu. Yếu về phẩm chất và năng lực. Vì thế mà thiếu tự
tin, thiếu bản lĩnh. Cho nên nó lệ thuộc vào kẻ mạnh, bị kẻ mạnh thao túng mà không tự biết, vì
bao giờ cũng xem kẻ mạnh là chân lí, là lẽ phải. Dần dần nó mất khả năng và nhu cầu suy xét,
nhất nhất hùa theo kẻ mạnh, bất luận đúng- sai, hay- dở.
(Chu Văn Sơn- Thói a dua, nguồn facebook, ngày 12.12.2018)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Nêu khái niệm về thói a dua mà tác giả trình bày trong đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra tác hại của thói a dua được nêu trong đoạn trích.
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng thói a dua khiến cho con người “mất mà cứ đinh ninh là mình
đang được”?
Câu 4. Anh /chị có cho rằng: “A dua, xét đến cùng là căn bệnh của kẻ yếu” hay không? Vì sao?