Cái này mình đánh máy rất lâu rồi, mong bạn thích~ Học tốt
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc mà còn là một nhà thơ lớn. Dù Người luôn rất bận bịu với công việc của cuộc kháng chiến nhưng Bác vẫn dành một mảnh tâm hồn mình cho thế giới thơ ca. Em yêu tất cả những bài thơ hay và đặc sắc của Bác. Bài thơ " Cảnh khuya " là một trong những bài thơ của Bác khiến em rất ấn tượng.
Đọc hai câu thơ đầu của bài thơ, em như bị cuốn hút trước cái vẻ đẹp lung linh kì ảo của đêm trăng rừng Việt Bắc.
" Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa."
Trong đêm trăng khuya thanh vắng của núi rừng đại ngàn, bỗng vang lên âm thanh trong trẻo ngân nga của tiếng suối. Bác đã so sánh " tiếng suối" với "tiếng hát xa"khiến cho tiếng hát không còn là sự vật vô tri, vô giáo mà trở nên sống động, gần gũi với con người . Với nguyên âm "a" có âm độ mở vang xa ta như nghe rõ hơn khúc nhạc rừng ngân nga trầm bổng. Có lẽ đêm phải yên lặng lắm Bác mới có thể nghe được tiếng suối từ xa vọng lại như thế. Nhưng cảnh rừng Việt Bắc không chỉ đẹp bởi âm thanh ngân nga của tiếng suối mà còn đẹp hơn bởi sự xuất hiện của ánh trăng, bóng cây cổ thụ và những khóm hoa rừng.
' Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Đọc câu thơ, em thấy hiện lên trước mắt hình ảnh một vầng trăng sáng trong vằng vặc giữa trời. Ánh sáng như bao trùm khắp không gian, chảy qua lùm cây kẽ là, choàng lên bóng cây cổ thụ. Bóng dáng mờ ảo của lùm cây cổ thụ lại chùm lên những khóm hoa rừng. Điệp ngữ " lồng" làm cho bức tranh trở lên lung linh huyền ảo, cảnh vật nhiều tằng bậc nhưng lại hòa quyện gắn gắn bó quấn quýt với nhau.Câu thơ của Bác có phảng phất cái hồn thơ cổ những cảnh vật thiên nhiên trong thơ Bác dù trong đêm thanh tĩnh mà không hề lạnh lẽo, đơn côi, chúng vẫn gắn bó với nhau bằng sợi dây tình người ấm áp. Phải thật có một tình yêu thiên nhiên, một tâm hồn nghệ sĩ thì Bác mới có thể miêu tả được cái bức tranh đẹp như thế.
Đọc hai câu cuối của bài thơ, em thực sự xúc động trước vẻ đẹp trong người Bác :
" Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
Giữa đêm khuya thanh vắng Bác vẫn thao thức chưa ngủ. Bác chưa ngủ bởi đêm trăng rừng đẹp quá, đẹp như một bức tranh vẽ. Phép so sánh " cảnh khuya như vẽ" đã cho em thấy được những rung động mê say trong tâm hồn người nghệ sĩ. Thế nhưng đọc đến câu thơ cuối em càng cảm phục Bác nhiều hơn :
" Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Thì ra Bác chưa ngủ đâu chỉ vì cảnh đẹp. Bác vẫn đang thao thức, trăn trở để lo cho vận mệnh nước nhà. Cuộc kháng chiến còn nhiều gian khổ, đồng bào, chiến sĩ ngoài mặt trận còn nhiều vất vả, khó khăn vậy thì làm sao Bác có thể ngủ yên được. Em nghĩ đây cũng chỉ là một đêm trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết : " Cả cuộc đời Bác có ngủ yên đâu." Điệp ngữ " chưa ngủ" như một bản lề mở ra hai phía tâm trạng trong con người Bác : Đó là tình yêu thiên nhiên hòa quyện trong tình yêu đất nước, tâm hồn thi sĩ hòa trong cốt cách tinh thần của người chiến sĩ. Hai vẻ đẹp đó luôn gắn bó hòa quyện trong con người Bác khiến em càng yêu kính Bác hơn.
Bài thơ " Cảnh khuya" thực sự là một bài thơ đặc sắc , vừa cổ điển, vừa hiện đại, vừa thi sĩ vừa chiến sĩ. Cính vì vậy bài thơ vẫn luôn sống mãi trong lòng bạn đọc chúng ta.Càng đọc thơ của Bác, em càng thấy Bác đã truyền có em tình yêu đời, lòng yêu cuộc sống, tinh thần trách nhiệm với đất nước, quê hương.