Như đã biết ca dao là tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người lao động trong quan hệ gia đình và là tiếng hát ngợi ca quê hương, đất nước tươi đẹp.Những bài ca dao nói về những người lao động chân tay.Buổi trưa hè,những tia nắng gay gắt chiếu xuống mặt đất,trong khi người người đang chìm đắm trong giấc ngủ ngon lành thì người nông dân phải phơi mặ ngoài đồng.Như câu ca dao nói lên nỗi lòng người con gái khi lớn lên phải về nhà chồng,xa cha mẹ của mình:
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
Câu ca dao nói về tình cảm của cha mẹ,nuôi con từ thủa còn thơ mà đến khi lớn,người con gái phải về nhà chồng,xa cha mẹ ruột của mình.
"Công cha như núi Thái Sơn".
Núi Thái Sơn là một ngọn núi có ý nghĩa lịch sử và văn hóa nằm ở phía Bắc của thành phố Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc. Điểm cao nhất của nó được gọi là Đỉnh Ngọc Hoàng cao 1.545 mét nhưng theo báo cáo của Trung Quốc nó cao 1.532,7 mét.Với ngọn núi cao vời vợi như núi Thái Sơn,tác giả đã so sánh công lao của người cha với núi cao hơn triệu mét này.Câu ca dao này nói lên công lao của người cha rất cao cả và to lớn.Tình cảm của người cha dành cho con mạnh mẽ và vững chắc.
"Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".
Nước trong nguồn là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.Câu cao dao nói lên tình cảm của người mẹ dành cho đứa con của mình dạt dào mãi và chẳng bao giờ cạn.Tình mẹ ngọt ngào và trong sáng như những giọt nước tinh khiết.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ông cha ta dạy kẻ có bổn phận làm con là phải thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu.Hiếu ở đây là hiếu thuận,hiếu nghĩa,phải cư xử ngoan ngõa,lễ phép làm sao cho kính trọng cha mẹ của mình.Đó là cách sống,cách thức làm người của con người trong cuộc sống.Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.Chúng ta được cha mẹ sinh ra,được cha mẹ nuôi nấng,chăm chút cho tới khi có thể bước chân ra đời bằng đôi chân cùa mình mà không phải nhờ vả một ai.Khi ta còn nhỏ,cha mẹ là người chăm sóc ta,dạy dỗ ta nên người,đến khi ta lớn lên,cha mẹ già cả rồi thì đến lượt chúng ta chăm sóc cho cha mẹ.Đến khi chúng ta làm cha mẹ, sẽ hiểu được cái cảm giác mà cha mẹ thường trải qua.Cha mẹ nào mà chả muốn đứa con mình sinh ra sẽ là người có đạo đức tốt,học tập tốt.Chính vì vậy,tác giả đã viết câu ca dao này nói lên bổn phận của người cha,người mẹ cũng nói lên bổn phận của những người làm con.