Để đốt cháy hết 1,62 gam hỗn hợp 2 este mạch hở, đơn chức, no đồng đẳng kế tiếp cần vừa đủ 1,904 lít O2 (ở đktc). Công thức phân tử của 2 este là
A. C2H4O2 và C3H6O2. B. C4H8O2 và C5H10O2.
C. C2H4O2 và C5H10O2. D. C4H8O2 và C3H6O2.
Quy đổi hỗn hợp thành HCOOH (a) và CH2 (b)
—> 46a + 14b = 1,62
nO2 = 0,5a + 1,5b = 0,085
—> a = 0,02 và b = 0,05
Số C = (a + b)/a = 3,5 —> C4H8O2 và C3H6O2.
Hỗn hợp T gồm: chất hữu cơ X (không chứa vòng benzen) có công thức phân tử C8H6O5 và hai peptit Y, Z (MY < MZ) hơn kém nhau một nguyên tử nitơ. Cho m gam T tác dụng vừa đủ với 212 gam dung dịch NaOH 20%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 175 gam hơi nước và hỗn hợp 3 muối (trong đó có 2 muối của α-amino axit chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2). Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam T thì thu được 40,5 gam H2O; tổng số mol của CO2 và N2 là 3,49 mol. Phần trăm khối lượng của peptit Y trong T là
A. 26,48. B. 27,56. C. 28,65. D. 29,63.
Lên men m gam glucozo (hiệu suất là 80%), toàn bộ lượng khí sinh ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong, thu được 15 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 2,6 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là
A. 36 B. 45 C. 90 D. 60
Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố R là 79,91; R có 2 đồng vị. Biết 79R chiếm 54,5%. Nguyên tử khối của đồng vị thứ 2 là giá trị sau đây
A. 80 B. 82 C. 81 D. 85
Dung dịch A chứa HCl và H2SO4 có tỉ lệ mol 3 : 1. 100 ml dung dịch A trung hòa vừa đủ bởi 25ml dung dịch NaOH 1M. Lấy 100ml dung dịch A tác dụng với dung dịch B gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Tính khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch.
Hoà tan hoàn toàn 12,54 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na2CO3 và Fe(OH)2 trong 126 gam dung dịch HNO3 22%, thu được dung dịch Y chỉ chứa muối và thoát ra 2,016 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và NO (đktc) có tỉ khối so với H2 là 59/3. Cô cạn Y được hỗn hợp muối Z. Nung Z trong chân không đến khối lượng không đổi thu được chất rắn T có khối lượng giảm 17,14 gam so với Z. Tính nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong dung dịch Y.
Nung nóng hỗn hợp A gồm propin và hidro thu được hỗn hợp B chỉ có 3 hidrocacbon có dB/H2 = 21,5. Tìm dA/H2
Hỗn hợp X gồm Mg, FeO, Fe2O3. Chia 40 gam hỗn hợp X làm hai phần bằng nhau: Phần 1: hòa tan hoàn toàn trong HNO3 dư thu được 8,96 lít NO2 (đktc). Phần 2: phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 10% (d = 1,05 g/ml) thu được 2,464 lít H2 (đo ở 27,3°C, 1 atm) và dung dịch B.
1. Tính số mol mỗi chất có trong X. Tính V
2. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M cần thêm vào dung dịch B để được lượng kết tủa lớn nhất.
Cho m gam P2O5 tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (không chứa H3PO4), cô cạn dung dịch X thu được 193m/71 gam chất rắn khan.
1. Tìm m
2. Cho X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư. Tính khối lượng kết tủa sao phản ứng.
Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B (đứng trước H trong dãy biến hóa) và có hóa trị không đổi trong các hợp chất. Chia m gam X thành 2 phần bằng nhau
Phần 1: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch chứa axit HCl và H2SO4 loãng tạo ra 3,36 lít H2 (đktc)
Phần 2: Tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất)
Tính V
Hỗn hợp A gồm axetilen và hiđro với số mol bằng nhau. Hỗn hợp B gồm axit metacrylic, etyl acrylat và metyl vinyl oxalat. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp chứa x mol A và y mol B thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ là 2,19 mol, thu được H2O và 2,13 mol CO2. Mặt khác, y mol B có thể phản ứng tối đa với m gam NaOH. Giá trị của m là
A. 16,8. B. 20,8. C. 24,8. D. 26,8.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến