Những ngày đầu tháng 3/2020, hàng loạt chuyến bay hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn, chở những người con đất Việt làm ăn ở Trung Quốc, Hàn Quốc về trở về tránh dịch. Trong đó có một chuyến bay đặc biệt, chở một em bé khoảng 2 - 3 tháng tuổi từ Hàn Quốc về sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh, Việt Nam) mà không có bố mẹ đi cùng. Khoan hãy bàn về những thủ tục pháp lý để em bé có thể trở về Việt Nam.Bởi đó là câu chuyện dài của những người bố, người mẹ vì điều kiện bất đắc dĩ chưa thể cùng về nên đã lo lắng, tìm người hỗ trợ, tất nhiên là đúng quy trình để đứa trẻ được gửi gắm cho người thân đưa về Việt Nam. Thiên thần nhỏ trở về quê hương qua sự chăm sóc của một người phụ nữ, và tổ bay cũng không quên bố trí đội ngũ bác sĩ để chăm sóc y tế đề phòng chuyện bất trắc xảy ra không chỉ cho em bé mà cả cho các hành khách và các thành viên phi hành đoàn.
Chiến CôngSự ấm áp trong tình người không chỉ dành cho các công dân nhỏ tuổi, mà cả hàng nghìn người là du học sinh, là lao động xuất khẩu mang quốc tịch Việt Nam được Chính phủ bảo hộ trở về theo nhu cầu. Ngày 25/2, đón 752 thành viên, là các công dân Việt Nam và Hàn Quốc chuẩn bị thực hiện công việc cách ly tập trung tại sân bay Nội Bài không phải là bố mẹ, người thân mà là những cán bộ chiến sĩ bộ đội, đội ngũ y tá, bác sĩ.Họ mặc quần áo bảo hộ, khiến thành viên đoàn không kịp nhận mặt. Nhưng qua ánh mắt, cử chỉ lại là sự quan tâm, chăm sóc dành cho đoàn. Dời sân bay, đón tiếp 752 thành viên về khu cách ly tại trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô là 100 cán bộ, chiến sĩ - những người tham gia công tác chăm sóc, phục vụ, chăm sóc y tế trong suốt 14 ngày cách ly.Hầu hết công dân Việt thực hiện cách ly tại trường là các bạn trẻ, du học sinh Việt ở Hàn Quốc trong độ tuổi từ 20 - 30 tuổi. Theo lời của những thành viên tham gia cách li, trong quá trình sinh hoạt tại trường, ai cũng xúc động trước sự chăm sóc nhiệt tình, sự động viên của các chú bộ đội.Những buổi trưa nắng nóng, các chú, các anh vẫn nhiệt tình bê cơm nước cho người dân đúng giờ, không sót một bữa nào. Vốn là người kiệm lời, nhưng cảm xúc lưu giữ mãi trong những ngày cách ly đối với, du học sinh Lê Thị Quỳnh (quê ở Bắc Giang) quyết định từ Teku về Việt Nam bởi một ý nghĩ duy nhất: “Mỗi khi gặp khó khăn, Việt Nam là nơi giang tay đón về”.