Cho chất X vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan được Cu và làm mất màu dung dịch KMnO4. Vậy X là chất nào sau đây?A. Fe2O3 B. Fe C. Fe3O4 D. FeO
Chọn phương pháp hóa học nào trong các phương pháp sau để phân biệt 3 lọ đựng hỗn hợp bột Fe + FeO, Fe + Fe2O3, FeO + Fe2O3 (tiến hành theo trình tự)?A. Dùng dung dịch HCl loãng, dùng dung dịch CuSO4, dùng dung dịch HCl, dùng dung dịch NaOH. B. Dùng dung dịch HCl loãng, dùng dung dịch MnSO4, dùng dung dịch HCl, dùng dung dịch NaOH. C. Dùng dung dịch H2SO4 loãng, dùng dung dịch NaOH, dùng dung dịch HCl. D. Dùng dung dịch CuSO4, dùng dung dịch HCl, dùng dung dịch NaOH.
Trong số các phản ứng sau phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa khử?A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. B. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3. C. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu. D. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S.
Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-).A. 4,48 gam. B. 5,60 gam. C. 3,36 gam. D. 2,24 gam.
Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được làA. 20,16 gam. B. 19,20 gam. C. 19,76 gam. D. 22,56 gam.
Để loại tạp chất CuSO4 khỏi dung dịch FeSO4 ta làm như sau?A. Ngâm lá đồng vào dung dịch. B. Cho AgNO3 vào dung dịch. C. Ngâm lá kẽm vào dung dịch. D. Ngâm lá sắt vào dung dịch.
Hãy cho biết hiđroxit nào sau đây không tan trong dung dịch NaOH đặc nóng?A. Zn(OH)2 B. Cr(OH)3 C. Zn(OH)2 D. Fe(OH)2
Hợp kim Cu-Al được cấu tạo bằng tinh thể hợp chất hoá học, trong đó có 13,2% Al. Công thức hoá học của hợp chất này là:A. Cu3Al2. B. Cu29Al10. C. Cu10Al29. D. Cu6Al2.
Hòa tan hoàn toàn một ít oxit FexOy bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 1,12 lít SO2 (đktc) và trong dung dịch có chứa 120 gam một muối sắt duy nhất. Công thức của oxit sắt làA. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO2.
Cho m gam bột sắt vào dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi các phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, thu được a gam kết tủa T gồm hai hidroxit kim loại. Nung T đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn. Biểu thức liên hệ giữa m, a, b có thể là A. m = 8,225b – 7a. B. m = 8,575b – 7a. C. m = 8,4 – 3a. D. m = 9b – 6,5a.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến