Để phân biệt các dung dịch riêng biệt AlCl3, ZnCl2, CuCl2, NaCl chỉ cần dùng thuốc thử:
A. Dung dịch Ba(OH)2 B. Quỳ tím.
C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch NH3.
Dùng dung dịch NH3:
AlCl3: Có kết tủa keo trắng
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O —> Al(OH)3 + 3NH4Cl
ZnCl2: Có kết tủa trắng sau tan
ZnCl2 + 2NH3 + 2H2O —> Zn(OH)2 + 2NH4Cl
Zn(OH)2 + 4NH3 —> Zn(NH3)4(OH)2
CuCl2: Có kết tủa xanh, sau tan tạo dung dịch xanh thẫm:
CuCl2 + 2NH3 + 2H2O —> Cu(OH)2 + 2NH4Cl
Cu(OH)2 + 4NH3 —> Cu(NH3)4(OH)2
Còn lại là NaCl.
Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ thuần chức mạch hở A, B (chỉ chứa C, H, O và đều có 4 nguyên tử oxi trong phân tử, MA < MB). Khi đốt cháy hoàn toàn A luôn thu được số mol H2O bằng số mol O2 phản ứng, còn đốt cháy B thì luôn thu được số mol CO2 bằng số mol O2 phản ứng. Đun nóng 0,25 mol hỗn hợp X cần vừa đủ 0,65 mol NaOH và thu được 4,8 gam CH3OH (ancol duy nhất). Biết rằng A, B đều phản ứng với NaOH và không tham gia phản ứng tráng bạc, B có số nguyên tử C nhỏ hơn 10. Phần trăm khối lượng của B trong 0,25 mol X là:
A. 72,2%. B. 75,0%. C. 78,2%. D. 74,4%.
Để a gam hỗn hợp bột Fe và Zn ngoài không khí một thời gian thu được 18,75 gam hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X trong lượng vừa đủ H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Y và 3,024 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Thể tích dung dịch HNO3 2M ít nhất cần đề hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp bột kim loại ban đầu là 520ml đồng thời thu được V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Thêm từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào Y, lọc tách kết tủa, đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được tối đa b gam chất rắn. Giá trị của b là (các thể tích khí đo ở đktc)
A. 110,90 B. 81.491 C. 90,055 D. 98,965
Cho m gam hỗn hợp 3 kim loại tác dụng vừa đủ 250ml dung dịch HNO3 cM thu đươc đung dịch A duy nhất. Nếu cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư thấy thoát ra khí có mùi khai. Mặt khác, nếu cô cạn cẩn thận dung dịch A thu được m + 21,6 gam muối khan. Giá trị của c là:
A. 1,5 B. 1,75 C. 2,5 D. 2,7
Một hỗn hợp Y gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na sinh ra 672ml khí và hỗn hợp rắn X. Nếu đốt cháy hết Y thu được 4,032 lít CO2. Nếu đốt cháy hết X được Na2CO3 và số mol CO2 tạo ra là?
A. 0,16 B. 0,18 C. 0,12 D. 0,15
Hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức, mạch hở. Cho 0,25 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 14,08 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp 2 muối của 2 axit cacboxylic đồng đẳng kế tiếp và 8,256 gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp. Thành phần phần trăm khối lượng của 2 este là
A. 50% và 50%. B. 30% và 70%.
C. 40% và 60%. D. 80% và 20%.
Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy trong điều kiện không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp Y rồi chia thành 2 phần:
Phần 1 có khối lượng 6,025 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư, đun nóng thu được dung dịch Z và 0,075 mol NO (sản phẩm khử duy nhất).
Phần 2 đem tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0,1125 mol khí H2 và còn lại 8,4 gam chất rắn. Công thức của oxit sắt và giá trị của m lần lượt là
A. Fe3O4 và 13,92. B. Fe2O3 và 24,1.
C. Fe3O4 và 19,32. D. Fe2O3 và 28,98.
Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, hiệu suất 100%, dòng điện có cường độ không đổi) với dung dịch X gồm 0,4 mol CuSO4 và 0,25 mol NaCl, sau một thời gian điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 17,675 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho 18 gam bột Fe vào Y đến khi kết thúc các phản ứng thu được m gam chất rắn. Bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị của m là
A. 14,52. B. 19,56.
C. 21,76. D. 16,96.
Hỗn hợp E gồm hai peptit X và Y (tỉ lệ mol nX : nY = 1 : 3), đều mạch hở có tổng số liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E cần vừa đủ 0,99 mol O2, dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thầy khối lượng bình tăng 46,48 gam và có 2,464 lít khí (đktc) thoát ra khỏi bình. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với
A. 29,0%. B. 14,0%.
C. 19,0%. D. 24,0%.
Cho 11,8 gam hỗn hợp gồm Cu, Al tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20%, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2, dung dịch A và một chất rắn không tan B. Hòa tan hoàn toàn B trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,24 lít khí SO2 ở điều kiện tiêu chuẩn.
a) Tính phần trăm mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
b) Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch A
c) Cho toàn bộ khí SO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Nếu cho tiếp Ca(OH)2 dư vào dung dịch thì lượng kết tủa thu thêm được là bao nhiêu gam.
Cho 0,5 gam hỗn hợp X gồm Li, Na, K vào nước thu được 2 lít dung dịch Y. Trộn 8 gam hỗn hợp X và 5,4 gam bột Al rồi cho vào nước đến khi kim loại tan hết thấy có 10,304 lít khí thoát ra (đktc). Dung dịch Y có pH bằng
A. 12. B. 1.
C. 13. D. 2.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến