Đem cracking m gam isobutan thu được hỗn hợp X gồm các hydrocacbon. Cho hỗn hợp X từ từ qua dung dịch brom dư, đốt cháy hỗn hợp khí Y đi ra khỏi dung dịch brom thu được 2,42 gam CO2 và 1,44 gam H2O. Tính hiệu suất của phản ứng cracking
Iso butan —> C3H6 + CH4
Khí Y gồm C4H10 dư và CH4, đặt ẩn giải hệ tính số mol 2 khí này.
nC4H10 pư = nCH4
nC4H10 bđ = nC4H10 pư + nC4H10 dư
H = nC4H10 pư / nC4H10 bđ
Em theo hướng dẫn đó tự tính. Iso butan nên chỉ có 1 pư cracking duy nhất như trên.
Khi cho chất béo X phản ứng với dung dịch brom thì 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít CO2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
A. V = 22,4(4a – b). B. V = 22,4(b + 3a). C. V = 22,4(b + 6a). D. V = 22,4(b + 7a).
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (được tạo bởi Lysin chứa 2 nhóm -NH2, còn lại là các α-amino axit chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch muối Y có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 32,75 gam. Nếu thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit trên bằng dung dịch NaOH vừa đủ thì thu được dung dịch muối Z có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 18,2 gam. Số gốc Lys trong peptit X là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Hỗn hợp A gồm X là một este của amino axit (no, chứa 1-NH2, 1-COOH) và hai peptit Y, Z đều được tạo từ Glyxin và Alanin (nY : nZ = 1 : 2, và tống số liên kết peptit trong Y và Z là 5). Hỗn hợp A trên tác dụng vừa đủ với 0,55 mol NaOH, thu được dung dịch chứa 3 muối của aminoaxit (trong đó có 0,3 mol muối của Gly) và 0,05 mol ancol no đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A trên trong O2 dư thu được CO2, N2, và 1,425 mol nước. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Y là (Gly)2(Ala)2.
B. Tổng số nguyên tử C trong X là 5.
C. Số mol nước sinh ra khi đốt cháy Y, Z là 1,1 mol.
D. Số mol của Z là 0,1 mol.
Cho 10,88 gam X gồm Cu, Fe, Mg tác dụng với Cl2 dư thì sau phản ứng thu được 28,275 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác, 0,44 mol X tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 5,376 lit H2 (đktc). Phần trăm khối lượng Cu trong X là
A. 67,92 B. 58,82 C. 37,23 D. 43,52
Đốt cháy hoàn toàn 0,33 mol hh X gồm metyl propionat, metyl axetat và 2 hidrocacbonat mạch hở cần vừa đủ 1,27 mol O2, tạo 14,4 gam H2O. Nếu cho 0,33 mol X vào dd Br2 dư thì số mol Br2 p/ứ tối đa là bao nhiêu?
Hỗn hợp M gồm Lys-Gly-Ala, Lys-Ala-Lys-Lys-Lys-Gly và Ala-Gly trong đó oxi chiếm 21,3018% về khối lượng. Cho 0,16 mol M tác dụng vừa đủ với dd HCl thu được m gam muối. m có giá trị là bao nhiêu?
Cho C2H4(OH)2 phản ứng với hỗn hợp gồm CH3COOH và HCOOH trong môi trường axit (H2SO4), thu được tối đa số este thuần chức là:
A.3 B.2 C.1 D.4
Điện phân dung dịch gồm 29,8 gam KCl và 56,4 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khí khối lượng dung dịch giảm đi 30,2 gam thì ngừng điện phân(giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Khối lượng kim loại thoát ra ở catot là
A.15,36. B. 12,8. C. 19,2. D. 30,2
Thủy phân hoàn toàn este A của axit hữu cơ đơn chức X và ancol đơn chức Y bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Làm bay hơi hoàn toàn dung dịch sau thủy phân. Phần hơi được dẫn qua bình đựng CaCl2 khan dư. Hơi khô còn lại cho qua bình đựng Na dư thấy có khí Z bay ra và khối lượng bình đựng Na tăng 6,2 gam. Dẫn khí Z qua CuO nung nóng dư sinh ra 6,4 gam Cu. Lượng este ban đầu tác dụng vừa đủ với 32 gam brom thu được sản phẩm chứa 65,04% về khối lượng phân tử của brom. Tên gọi của A là A. vinyl fomiat B. metyl metacrylat C. vinyl axetat D. metyl acrylat
Hỗn hợp X chứa ba peptit mạch hở, có tỉ lệ mol 6 : 2 : 1. Đun nóng 33,225 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 48,175 gam hỗn hợp Y gồm các muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được Na2CO3 và 2,2 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất là.
A. 21,14% B. 18,43% C. 14,22% D. 16,93%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến