Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái?(1) Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố quan trọng gây ra quá trình diễn thế của quần xã.(2) Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.(3) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.(4) Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.(5) Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định.(6) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.(7) Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định.(8) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái? A. Do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người. B. Do sự hợp tác giữa các loài trong quần xã. C. Do thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu. D. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
Mối quan hệ giữa kiến và cây kiến là mối quan hệA. hợp tác. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. kí sinh.
Diễn thế sinh thái có thể được hiểu làA. biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã. B. thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác. C. thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật. D. thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật.
Khi nói về quá trình diễn thể sinh thái, có mấy phát biểu nào sau đây là đúng?(1) Một trong những nguyên nhân bên trong gây nên diễn thế sinh thái là sự hoạt động quá mạnh của loài ưu thế.(2) Kết quả của diễn thế nguyên sinh là hình thành quần xã có thành phần loài đa dạng nhất, số lượng cá thể của mỗi loài cân bằng với sức chứa môi trường.(3) Kết thúc diễn thế thứ sinh thường hình thành nên quần xã tương đối ổn định.(4) Diễn thể nguyên sinh thường khởi đầu bằng những quần xã sinh vật dị dưỡng như nấm, địa y.A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Mối quan hệ thể hiện lối sống bắt buộc nếu rời khỏi nhau cả hai sinh vật đều chết làA. quan hệ kí sinh - vật chủ. B. quan hệ vật ăn thịt - con mồi. C. quan hệ cộng sinh. D. quan hệ hội sinh.
Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đếnA. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã. B. làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã. C. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. D. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.
Có mấy phát biểu đúng?(1) Trong nông nghiệp, việc trồng cây nhãn và nuôi ong lấy mật đồng thời là ứng dụng của quan hệ hợp tác.(2) Việc ứng dụng của quan hệ cộng sinh là trồng luân canh, xen canh các cây hoa màu với các cây họ đậu.(3) Mô hình "Trồng rau sạch trong thùng xốp có đất" là một ứng dụng của quan hệ hội sinh giữa các loài.(4) Trồng rau thường xen kẽ với tỏi là một ví dụ về việc ứng dụng của quan hệ ức chế - cảm nhiễm trong nông nghiệp.(5) Dựa vào hiểu biết về mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài, trong nuôi trồng thủy sản người ta thường nuôi trồng các loại thủy sản khác nhau ở các tầng nước khác nhau.(6) Hiện tượng thiên địch được dùng trong nông nghiệp như một biện phát sinh học không gây ô nhiễm môi trường là ứng dụng của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi.(7) Một số loài nấm được sử dụng làm thuốc trừ sâu hại là ứng dụng mối quan hệ kí sinh – vật chủ.A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Có câu ca dao: ''Tò vò mà nuôi con nhện, về sau nó lớn nó quyện nhau đi; tò vò ngồi khóc tỉ ti: nhện ơi, nhện hỡi nhện đi đằng nào''. Mối quan hệ giữa tò vò và nhện được thể hiện trong câu ca dao trên làA. quan hệ kí sinh. B. quan hệ hội sinh. C. quan hệ con mồi - vật ăn thịt. D. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra ở các mối quan hệ nào sau đây?A. Mối quan hệ giữa chuột và rắn hổ mang. B. Mối quan hệ giữa thỏ và bò. C. Mối quan hệ giữa rắn hổ mang và rắn cạp nia. D. Mối quan hệ giữa vi khuẩn lam và nấm trong địa y.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến