Điện phân 1 lit dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,01M; CuSO4 0,01M và NaCl 0,02M với điện cực trơ, màng ngăn xốp. Khi ở anot thu được 0,336lit khí (đktc) thì dừng điện phân. Dung dịch sau điện phân có pH bằng:
A. pH = 8 B. pH = 6
C. pH = 7 D. pH = 5
nHCl = nCuSO4 = 0,01
nNaCl = 0,02
nCl- = 0,03 —> Khí thu được ở anot (0,015 mol) chỉ có Cl2.
—> ne = 2nCl2 = 0,03
Tại catot:
2H+ + 2e —> H2
0,01….0,01
Cu2+ + 2e —> Cu
0,01…..0,02
Vậy H+ và Cu2+ vừa hết —> pH = 7
Điện phân 200 ml dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 với cường độ dòng điện 0,804A đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở catot thì mất 2 giờ, khi đó khối lượng catot tăng thêm 4,2 gam. Nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịch X là
A. 0,075M B. 0,1M
C. 0,05M D. 0,15M
Dung dịch X gồm CuCl2 và Cu(NO3)2. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi lượng Cu2+ trong dung dịch còn một nửa thì thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hiđro là 27,7. Hỗn hợp khí Y oxi hóa hết 15,84 gam hỗn hợp Mg và Fe với tỉ lệ số mol Fe : Mg = 3 : 4 thu được hỗn hợp rắn Z gồm muối clorua và oxit của 2 kim loại trên. Hòa tan hỗn hợp Z bằng lượng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 143,5584 gam kết tủa. Khối lượng chất tan có trong dung dịch X là
A. 164,8356 gam B. 166,1856 gam
C. 168,0656 gam D. 170,4756 gam
Dung dịch X chứa x mol Na2CO3 và y mol NaHCO3 với x : y = 1 : 2. Dung dịch Y chứa z mol HCl. Thực hiện 2 thí nghiệm sau:
+ Cho từ từ đến hết dung dịch X vào dung dịch Y thấy thoát ra 16,8 lít khí CO2 (đktc)
+ Cho từ từ đến hết dung dịch Y vào dung dịch X thấy thoát ra 5,6 lít khí CO2 (đktc).
Tổng giá trị của (x + y) là:
A. 2,00 B. 2,50 C. 1,75 D. 2,25
Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch sau điện phân hoà tan tối đa m gam Al. Giá trị của m là:
A. 4,05. B. 2,70.
C. 1,35. D. 5,40.
Có hai bình điện phân mắc nối tiếp: Bình (1) chứa 100ml dung dịch CuSO4 0,1M; Bình (2) chứa 100ml dung dịch NaCl 0,1M tiến hành điện phân có màng ngăn cho tới khi ở bình hai tạo ra dung dịch có pH = 13 thì ngưng điện phân. Giả sử thể tích dung dịch ở hai bình không đổi. Nồng độ mol của Cu2+ trong dung dịch bình (1) sau điện phân là:
A. 0,04M. B. 0,10M.
C. 0,05M. D. 0,08M.
Đốt cháy hoàn toàn 0.6 MOL hỗn hợp E chứa ancol X, este đơn chức Y và andehit Z( X,Y,Z đều no, hở, cùng số hiđrô .) có tỉ lệ MOL 3:1:2 đc 24,64 lít CO2 . (DKC) và 21,6 g nc. mặt khác cho 0,6 MOL E tác dụng AgNO3 trong NH3 đun nóng đc m gam Ag. M=?
Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch chứa NaCl x (mol/l) và CuSO4 y (mol/l) bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 5A trong thời gian 6948 giây thì dừng điện phân, thấy lượng khí thoát ra ở 2 cực là 3,696 lít (đktc). Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 4,8 gam Fe2O3. Tỉ lệ của x : y là.
A. 3 : 2 B. 1 : 2
C. 3 : 1 D. 1 : 1
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt electron trên phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8. Tìm X, Y?
X là hỗn hợp gồm Glyxin, Alanin và Valin. Trùng ngưng hết m gam X thu được hỗn hợp chỉ gồm các hexapeptit và 9 gam H2O. Đốt cháy hết m gam X cần vừa đủ 57,12 lít O2 (đktc) thu được sản phẩm hơi Z chỉ gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ Z vào dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được gần nhất với:
A. 195,5 B. 183,3 C. 200,2 D. 394,4
Hòa tan hoàn toàn 20,22 gam hỗn hợp X gồm Na2O, BaO, Ba và Na vào nước dư, thu được dung dịch Y và 1,792 lít khí H2 (đktc). Cho Y phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M, thu được m gam kết tủa duy nhất. Giá trị của m là
A. 31,10. B. 7,80. C. 23,30. D. 42,75.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến