Điện phân bằng điện cực trơ, dung dịch muối sunfat của kim loại X hoá trị II với dòng điện có cường độ 5A. Sau 1930 giây điện phân thấy khối lượng catot tăng lên 3,2 gam. Kim loại X là
A. Ni. B. Cu. C. Zn. D. Fe.
mX = AIt/2F = 3,2 —> A = 64: X là Cu
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Khử Fe2O3 bằng khí H2 dư ở nhiệt độ cao. (b) Cho lá Zn vào dung dịch AgNO3 đư. (c) Điện phân dung dịch CuSO4, anot than chì. (d) Cho mẫu Na vào dung dịch CuSO4. Số thí nghiệm sinh ra kim loại là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Cho 10,68 gam amino axit X (công thức có dạng H2N-CnH2n-COOH) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 13,32 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là
A. 5. B. 9. C. 11. D. 7.
Để tráng một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 27,0 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch bạc nitrat trong amoniac. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng bạc nitrat cần dùng là
A. 51,0 gam. B. 32,4 gam. C. 25,5 gam. D. 16,2 gam.
Hỗn hợp X gồm Al, Mg, Zn. Cho 19,1 gam hỗn hợp X tác dụng với oxi, sau một thời gian thu được 25,5 gam chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và dung dịch Z. Cô cạn Z, thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là
A. 40,4. B. 47,5. C. 53,9. D. 68,8.
Cho hỗn hợp H gồm 0,01 mol axit glutamic và 0,01 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch Y. Toàn bộ dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được 4,19 gam hỗn hợp muối. Tên gọi của amino axit X là
A. glyxin. B. valin. C. lysin. D. alanin
Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, mạch hở cần vừa đủ V lít O2 (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) thu được 0,44 gam CO2 và 0,112 lít khí N2 (đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Giá trị của V là
A. 0,504. B. 0,252. C. 1,008. D. 0,756.
Cho 100 gam dung dịch muối MSO4 bão hòa ở 80’C có độ tan của MSO4 là 22,8. Hạ nhiệt độ của dung dịch đến 20 độ C có 27,9 gam tinh thể muối rắn X tách ra. Biết độ tan của MSO4 trong dung dịch bão hòa ở 20 độ C là 4,89. Xác định công thức tinh thể muối rắn X. Biết rằng 0,1 mol tinh thể muối X cân nặng không quá 30 gam
Cho 4,8 gam FeS2 và lượng không khí đã được lấy dư 10% so với lượng cần phản ứng vào bình thể tích không đổi. Nung hỗn hợp bình tới nhiệt độ thích hợp cho phản ứng xảy ra sau đó đưa trở lại nhiệt độ trên, áp suất khí trong bình thay đổi 3,3% so với áp suất trước khi nung.
a. Tính số mol mỗi khí sau khi nung.
b. Tính số gam các chất rắn trong bình sau khi nung.
Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho 3 giọt dung dịch AgNO3 vào 6 giọt dung dịch Na3PO4 trong ống nghiệm, cho tiếp dung dịch HNO3 loãng vào đến dư.
Cho 12,9g hỗn hợp A gồm Mg và Al tác dụng với khí Clo, nung nóng. Sau một thời gian, thu được 41,3g chất rắn B. Cho toàn bộ B tan hết trong dung dịch HCl, thu được dung dịch C và khí H2. Dẫn lượng H2 này qua ống đựng 20g CuO nung nóng. Sau một thời gian thu được chất rắn nặng 16,8g. Biết chỉ có 80% H2 phản ứng. Viết các phương trình phản ứng và tính số mol mỗi chất trong A.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến