Phát biểu nào sau đây là không đúng?Từ trường đều là từ trường cóA.các đường sức song song và cách đều nhau.B.cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau.C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau.D.các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?A.Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện.B.Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều đường cảm ứng từ.C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điệnD.Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và đường cảm ứng từ.
Một đoạn dây dẫn dài 5 (cm) đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 (A). Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-2 (N). Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là:A.0,4 (T).B. 0,8 (T). C.1,0 (T). D.1,2 (T).
Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài. Tại điểm A cách dây 10 (cm) cảm ứng từ do dòng điện gây ra có độ lớn 2.10-5 (T). Cường độ dòng điện chạy trên dây là:A.10 (A) B.20 (A)C.30 (A) D.50 (A)
Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 (mm), điện trở R = 1,1 (Ω), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây này để quấn một ống dây dài l = 40 (cm). Cho dòng điện chạy qua ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 6,28.10-3 (T). Hiệu điện thế ở hai đầu ống dây là:A.6,3 (V) B.4,4 (V) C.2,8 (V)D.1,1 (V)
Chiều của lực Lorenxơ được xác định bằng:A. Qui tắc bàn tay trái. B.Qui tắc bàn tay phải.C. Qui tắc cái đinh ốc. D.Qui tắc vặn nút chai.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?A.Các chất sắt từ được ứng dụng để chế tạo ra các nam châm điện và nam châm vĩnh cửu.B.Các chất sắt từ được ứng dụng để chế tạo lõi thép của các động cơ, máy biến thế.C.Các chất sắt từ được ứng dụng để chế tạo băng từ để ghi âm, ghi hình.D.Các chất sắt từ được ứng dụng để chế tạo ra các dụng cụ đo lường không bị ảnh hưởng bởi từ trường bên ngoài.
Dùng một dây dẫn mắc bóng đèn vào mạng điện. Dây tóc bóng đèn nóng sáng, dây dẫn hầu như không sáng lên vì:A.Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.B.Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.C.Điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.D.Điện trở của dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?A. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch chỉ chứa điện trở R tỉ lệ với hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện trở R.B.Cường độ dòng điện trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phàn của mạch.C.Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.D.Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật.
Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 (W) thì điện trở R phải có giá trịA.R = 3 (Ω). B.R = 4 (Ω). C.R = 5 (Ω). D.R = 6 (Ω).
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến