Đọc đoạn trích: “Cuộc sống là một trò chơi mà bạn phải chọn lựa, hoặc trở thành người chơi, hoặc chỉ là người ngoài cuộc. Nếu bạn tham gia vào trò chơi và cống hiến hết mình cho nó thì bạn sẽ tìm thấy được niềm vui, và cuộc sống của bạn sẽ trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu chọn làm kẻ ngoài cuộc, bạn sẽ để cuộc đời mình trôi qua trong tẻ nhạt, buồn chán. Thật đáng buồn là rất nhiều người trong chúng ta chọn lựa cách sống thứ hai vì không đủ can đảm để sống một cuộc đời đích thực. Những kẻ ngoài cuộc thường chẳng làm nên trò trống gì. Họ không thể chăm lo cho bản thân cũng chẳng thể giúp ích được gì cho những người xung quanh. Trong khi người khác bận rộn ở sở làm hay trong nhà máy thì họ lại sống như một loài tầm gửi, chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác. “Sống” và “tồn tại” là hai khái niệm thường xuyên được con người nhắc đến trong thế giới hiện đại. Bạn chỉ thật sự “sống" khi dũng cảm dấn thân và cống hiến hết mình cho những mục đích cao cả. Nếu không, cuộc đời bạn chỉ còn là sự “tồn tại" mà thôi.” (Trích Không gì là không thể, George Matthew Adams, biên dịch: Thu Hằng, NXB Trẻ, 2008, tr.50) 1. Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong đoạn trích? (0,25đ) 2. Theo đoạn trích, cuộc sống được hiểu là gì? (0,25đ) 3. Em hiểu như thế nào về khái niệm “sống” và “tồn tại” được nói đến trong đoạn trích? (0,5 đ)

Các câu hỏi liên quan

(Thời gian làm bài 120 phút) Phần 1 (7,0 điểm) “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là câu chuyện cảm động về tình cha con trong bối cảnh chiến tranh của một gia đình miền Tây Nam Bộ. Dưới đây là đoạn thuật lại cảnh chia tay đầy éo le mà xúc động của hai cha con ông Sáu: “Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao. - Thôi! Ba đi nghe con!- Anh Sáu khẽ nói. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba… a… a… ba!” (Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1, Trang 198) 1. Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn trên? (0,5 đ) 2. Cho biết truyện được viết dựa trên những tình huống cơ bản nào? Tình huống đó có tác dụng như thế nào trong việc bộc lộ chủ đề tác phẩm? (1,25 đ) 3. Đoạn trích đã miêu tả đôi mắt của ông Sáu và bé Thu. Mỗi đôi mắt ẩn chứa nỗi niềm tình cảm như thế nào? Lý giải vì sao ông Sáu và bé Thu lại có nỗi niềm tình cảm như vậy? (1,0 đ) 4. Tìm và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên. (0,5đ) 5. Hãy kể tên một tác phẩm trong chương trình THCS em đã học viết về cảnh gia đình chia li, xa cách trong hoàn cảnh chiến tranh éo le. (0,25đ)