1. Theo tác giả, sách “có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn”. Điều đó biểu hiện:
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
- Sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng.
2. “ Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu”.
- Phép tu từ được dùng trong câu trên là phép so sánh.
- Câu văn có ý nghĩa khẳng định sự gian khổ của việc chiếm lĩnh học vấn hay cũng là việc đọc sách; đồng thời khuyên con người về cách đọc sách đúng đắn: cần đọc có trọng tâm, trọng điểm.
3.
Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới. Sách giúp ta rất nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp ta giải đáp mọi thắc mắc và ưu phiền… Vì vậy chúng ta cần phải đọc sách để trau dồi thêm nhiều thứ nhưng cũng cần phải biết cách đọc để có thể thấu hiểu được nội dung của sách. Vậy đọc sách như thế nào thì hiệu quả? Đọc sách phải phù hợp với lứa tuổi, đúng nhu cầu học tập và trình độ nhận thức của bản thân, cần coi trọng chất lượng hơn số lượng. Do đó phải đọc kĩ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm, nên tóm tắt ghi chép lại những ý quan trọng để tránh bị lãng quên. Vừa đọc vừa liên hệ với thực tế trải nghiệm của bản thân để suy ngẫm về những quan điểm trong sách, có thể đồng tình hoặc phản biện. Có thể viết nhận xét, đánh giá về sách. Bên cạnh đó cũng cần phải có sự kiên trì. Đọc nghĩa là học, học phải đi đôi với hành, nghĩa là áp dụng được những điều học được từ cuốn sách và thực tế. Và phải biết nâng niu trân trọng, giữ gìn sách. Tóm gọn lại muốn thấu hiểu được một cuốn sách, không chỉ đơn giản là đọc mà quan trọng là làm sao để đọc hiệu quả.