Câu 1:
- Những từ ngữ gợi tả hình dáng người mẹ nghèo trong đoạn thơ: khô gầy, vá áo, bát canh đắng, mảnh chăn mòn, giẻ rách.
Câu 2:
- Biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa "Cánh bàng thả lá"
+ Điệp từ "gầy"
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ
+ Giúp hình ảnh nhân hóa thêm sinh động, cụ thể, mang dáng dấp như con người.
+ Thể hiện hình ảnh gầy guộc, mong manh do làm lụng vất vả, nhọc nhằn sớm tối của người mẹ thân thương.
Câu 3:
Hai dòng thơ trên đã để lại trong tôi nhiều suy nghĩ về hình ảnh người mẹ dấu yêu. Đó là hình ảnh mẹ ngồi vá áo ở trước sân. Ôi, hành động "vá áo" ấy như nói lên bao điều. Nó không chỉ diễn tả chỉ khó nhọc của mẹ mà còn như chất chứa bao tình cảm của tác giả dành cho mẹ hiền dấu yêu. Hơn thế nữa, ở câu thơ thứ hai, một lần nữa, tác giả lại sử dụng từ "vá" nhưng ở đây không phải là "vá áo" mà là vá lên bao "mong ước" khiến "tay sằn mũi kim". Thật vậy, vì con, mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả. Cũng vì con, mẹ nhường hết những gì tốt đẹp nhất để con lớn khôn, nên người, sống trong hạnh phúc và đủ đầy.
Câu 4:
- Thông điệp: Hãy yêu thương và trân trọng người mẹ dấu yêu luôn hi sinh và che chở cho ta!
- Lí do:
+ Mẹ là người nuôi ta trưởng thành, dạy dỗ ta bao điều hay, lẽ phải.
+ Vì mong muốn cho con cuộc sống đủ đầy, mẹ sẵn sàng dãi dầm mưa nắng.
+ Hơn thế nữa, chính mẹ là người chắp cánh ước mơ cho con.
+ Bởi lẽ đó, ta phải biết nhớ ơn mẹ, phải gắng sức học tập và làm việc để thực hiện cho tròn chữ hiếu, đạo làm con.