ĐỌC - HIỂU: Buổi trưa hôm 23-3, khi cái nóng của vụ cháy ở block A chung cư Carina còn âm ỉ, bỗng nhiên có tiếng la thất thanh: "Cháy! Cháy" vang lên lần nữa! Tiếng bước chân rầm rập. Một khung cảnh náo loạn. Người này níu người kia chạy. Tôi - người viết - chìm trong dòng người náo loạn. Nhưng trong cái hỗn loạn đó, một vài anh thanh niên dừng lại, chậm rãi đỡ một bà cụ cũng từ chung cư chống nạng bước ra. Rồi những cụ khác nữa. Thế rồi nhiều người hơn cùng chạy đến giúp các cụ, mặc cho tiếng la "Cháy!" đang bủa vây. Một bà cụ khác được cõng từ căn hộ trên cao của block xuống, được một bảo vệ chung cư nhanh chóng đưa xe đến chở đi thoát ra khỏi đám cháy đang bộc phát trở lại. Thật sự cao quý và thật sự cảm kích. Họ cùng chung hoạn nạn, họ cùng đi qua hoàn cảnh như nhau, cùng dìu nhau đi qua khó khăn, xem người khác cũng như chính mình. Sau vụ cháy, có mặt tại nhà tang lễ, tôi lại gặp một nhóm đàn ông đến thăm viếng, hỗ trợ người tử nạn. Họ chẳng đại diện cho một tổ chức, đơn vị nào, họ là những người hay đá bóng chung ở chung cư đối diện chung cư Carina, trước sự việc đau lòng, tự góp mỗi người một ít để hỗ trợ cho 13 người thiệt mạng. Ngọn lửa đã lấy đi nhiều mạng người. Nhưng giữa lòng Sài Gòn, trong đau thương mất mát, ngọn lửa TÌNH NGƯỜI luôn bừng sáng. Câu 1: Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản. Câu 2: Chi tiết "Họ cùng chung hoạn nạn, họ cùng đi qua hoàn cảnh như nhau, cùng dìu nhau đi qua khó khăn, xem người khác cũng như chính mình" gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? Câu 3: Tác giả đã nhắc đến những hành động nào để thể hiện tình người trong hoạn nạn? Câu 4: Từ văn bản trên, anh/ chị hãy đề xuất các phương pháp phòng cháy chữa cháy ở hộ gia đình. Câu 5: Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ngọn lửa TÌNH NGƯỜI trong cuộc sống hôm nay.

Các câu hỏi liên quan