1. Lý do biên soạn tài liệu
Kết thúc chiến tranh, Việt Nam được xếp vào một trong những nước có tình trạng
ô nhiễm bom, mìn nặng nề nhất trên thế giới. Theo thống kê, chỉ tính riêng số bom, mìn,
vật nổ từ năm 1945 đến 1975 được sử dụng ở Việt Nam nhiều gấp 4 lần so với Chiến
tranh thế giới thứ hai. Theo báo cáo hiện trạng tồn lưu, ô nhiễm bom, mìn, vật nổ sau
chiến tranh ở Việt Nam (Giai đoạn I) tất cả 63/63 tỉnh thành phố trên toàn quốc đều bị ô
nhiễm vật nổ sau chiến tranh, diện tích đất đai bị ô nhiễm là hơn 6,1 triệu ha, chiếm
18,71% diện tích cả nước. Số bom, mìn, vật nổ chưa nổ luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng,
ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế, xã hội, con người và môi trường.
Tính từ khi kết thúc chiến tranh (4/1975) đến thời điểm thực hiện báo cáo điều tra
nêu trên (2014), cả nước có 46.191 người bị thương vong do BM, VLCN, trong đó
23.775 người chết và 22.416 người bị thương. Kết quả điều tra cho thấy việc tìm kiếm
phế liệu và chơi/đùa nghịch là hai nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn BM, VLCN (chiếm
tỷ lệ 31,19% và 27,55%). Tiếp đến là hoạt động trồng trọt, chăn nuôi cũng là nguyên
nhân của 20,34% số vụ tai nạn. Trong số 27,55% nạn nhân bị tai nạn do BM, VLCN gây
ra khi đang chơi, đùa nghịch, nạn nhân là trẻ em chiếm đa số. Với bản tính hiếu động và
còn thiếu hiểu biết, các em thường đùa nghịch, di chuyển, quăng, ném bom bi, đầu đạn,
dẫn đến gây nổ. Nguyên nhân dẫn tới tai nạn là do thiếu hiểu biết và không được cảnh
báo, tuyên truyền có hiệu quả về những nơi còn nhiều BM, VLCN.
Bình Định là một trong những tỉnh bị ô nhiễm bom, mìn, vật nổ cao nhất ở Việt
Nam. Kết quả khảo sát cho thấy diện tích nghi ô nhiễm bom, mìn, vật nổ cần được rà phá
lên tới 246.843 ha, chiếm 40,96% diện tích tự nhiên (602.580 ha) toàn tỉnh. Số liệu cụ thể
theo địa bàn như sau:
Diện tích nghi ô nhiễm bom, mìn và nạn nhân tỉnh Bình Định
STT Địa phương
Số khu
vực
BMA
Số vị trí
BM
Diện tích ô
nhiễm bom
mìn (ha)
Nạn nhân
Bị
chết
Bị
thương
1 TP Quy Nhơn 31 104 6.605 58 108
2 TX An Nhơn 48 71 4.498 236 327
3 Huyện Tuy Phước 30 60 7.247 25 43
4 Huyện Phù Cát 48 117 34.457 78 145
5 Huyện Phù Mỹ 28 112 44.509 318 312
6 Huyện Hoài Nhơn 43 124 27.162 12 24
7 Huyện Hoài Ân 20 106 12.452 95 193
8 Huyện An Lão 10 46 43.444 86 1.674
9 Huyện Vân Canh 10 34 24.880 29 60
10 Huyện Vĩnh Thạnh 28 54 16.640 69 64
11 Huyện Tây Sơn 27 109 24.949 39 97
Cộng 323 937 246.843 1.045 3.047
Thêm vào đó, kết quả Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi về an toàn bom, mìn
thực hiện tại Bình Định năm 2018 cũng cho thấy tỷ lệ trẻ em từ 11-17 tuổi tham gia khảo
sát chưa có kiến thức đúng về nguy cơ bom, mìn vẫn ở mức cao là 63,5% (106/167). Chỉ
có 6% trẻ em ở độ tuổi 11-17 tham gia khảo sát có thái độ đúng về an toàn bom, mìn.
Việc lồng ghép nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn bom, mìn vào một số môn
học và hoạt động ngoại khóa sẽ giúp các em học sinh có nhận thức đúng, đầy đủ về sự
nguy hiểm, cách phòng tránh tai nạn do bom, mìn và vật liệu nổ gây ra. Đây là phương
thức đảm bảo tính bền vững của chương trình tuyên truyền giáo dục phòng tránh tai nạn
bom, mìn.
2. Mục tiêu của tài liệu
Tài liệu “Hướng dẫn giáo dục phòng tránh tai nạn bom, mìn ở cấp tiểu học” nhằm
mục tiêu:
2.1. Đối với HS
Giúp HS tiểu học có hiểu biết về đặc điểm, nguyên nhân, cách phòng tránh bom,
mìn, hậu quả do bom, mìn gây ra và việc ứng xử với nạn nhân bom, mìn.
Rèn luyện cho HS các kỹ năng phòng tránh tai nạn bom mìn.
Tích cực tham gia các hoạt động truyền thông phòng tránh tai nạn bom mìn.
2.2. Đối với CBQL và GV
Nâng cao hiểu biết cho GV tiểu học và CBQL các cấp về sự cần thiết, nộ dung,
phương pháp giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho HS.
Phát triển cho GV các kỹ năng thiết kế, tổ chức giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn
cho HS tiểu học trong một số bài học/môn học nội khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2.3. Đối với nhà trường
Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục về phòng tránh tai nạn bom
mìn cho HS các trường tiểu học trong vùng Dự án thông qua một số môn học nội khóa và
hoạt động giáo dục ngoài giời lên lớp.
3. Đối tượng sử dụng tài liệu
Cán bộ quản lý giáo dục cấp tiểu học
Giáo viên dạy tiểu học
Giáo viên tổng phụ trách đội ở trường tiểu học
4. Nguyên tắc biên soạn tài liệu
Đảm bảo tính thống nhất hài hòa giữa nội dung bài học với nội dung
GDPTTNBM.
Không làm thay đổi nội dung chính của bài học (chỉ thay đổi vật liệu, không thay
đổi chất liệu bài học).
(Ý này hiểu là có thể thay thế câu chuyện hoặc tình huống, bài tập,... trong tài liệu
này bằng một câu chuyện hoặc tình huống, bài tập,... khác phù hợp tại địa phương nhưng
6
vẫn đạt được yêu cầu nội dung chính của bài học và tích hợp nội dung phòng tránh tai
nạn bom mìn.
VD: Nếu thực hiện ví dụ hay tình huống ở trong sách giáo khoa thì chỉ đạt được 1
yêu cầu là nội dung của bài học đó, nên GV có thể thay thế bằng một ví dụ hoặc tình
huống khác mà vẫn kết luận, dẫn dắt, liên hệ… đến nội dung bài học và có cả nội dung
tích hợp phòng tránh tai nạn bom mìn.
Không tăng thời gian của tiết học. (Nghĩa là tích hợp bom mìn nhưng thời gian
của tiết học vẫn là từ 30-40 phút theo phân phối chương trình của bộ GD&ĐT quy định)
Nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn phù hợp, nhẹ nhàng, vừa phải trong
các môn học TNXH lớp 1,2,3; Khoa học lớp 4, 5; Đạo đức lớp 1,2,3,4,5 và vào hoạt động
ngoài giờ lên lớp.
5. Cấu trúc nội dung tài liệu
Ngoài phần Danh mục các chữ viết tắt, mục lục, phần Mở đầu nội dung chính của
tài liệu được trình bày thành hai phần:
5.1. Phần I. Những vấn đề chung: Gồm 2 mục lớn.
Mục I. Một số thông tin liên quan đến bom mìn
Mục này cung cấp cho CBQL, GV một số hiểu biết về đặc điểm của bom mìn và
vật liệu chưa nổ, nguyên nhân và cách phòng tránh bom mìn và vật liệu chưa nổ; hậu quả
của tai nạn bom mìn, việc ứng xử với nạn nhân bom mìn và những điều cần lưu ý khi
giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho HS tiểu học.
Mục II. Một số thông tin về giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn và VLCN
trong một số môn học ở tiểu học
Mục này giới thiệu 2 nội dung:
Địa chỉ đưa nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn và VLCN trong các
môn TN&XH, Khoa học và Đạo đức từ lớp 1 đến lớp 5
Mục tiêu, nội dung phương pháp giáo dục phòng trành tai nạn bom mìn và VLCN
ở các bài học cụ thể theo môn học và khối lớp.
5.2. Phần II. Hướng dẫn cụ thể: Gồm 2 mục lớn.
Mục I. Kế hoạch bài học GDPTTNBM và VLCN trong các môn TN & XH, Khoa
học, Đạo đức ở tiểu học
Trong mục I. các bài học có nộị dung GDPTTNBM và VLCN được trình bày theo
từng khối lớp để GV tiện sử dụng.
Mục II. Tổ chức một số hoạt động GDNGLL về phòng tránh tai nạn bom mìn và VLCN
Trong mục này, tài liệu giới thiệu 5 hoạt động như sau: Phát thanh măng non: Sân
chơi đầu tuần; Thi vẽ tranh; Thi tiểu phẩm có nội dung về PTTNBM; Thi tìm hiểu về
PTTNBM và VLCN
6. Hướng dẫn sử dụng tài liệu
7
Để sử dụng hiệu quả tài liệu giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn ở cấp tiểu học,
CBQL và giáo viên cần lưu ý:
Đọc nhanh từng phần của tài liệu để có được một cái nhìn tổng quát về cấu trúc
nội dung của toàn bộ tài liệu.
Đọc và tìm hiểu kỹ từng phần. Cụ thể:
- Đối với Phần I. Những vấn đề chung: Trong mục đặc điểm của bom mìn và vật
liệu chưa nổ tài liệu chỉ trình bày khái quát về chất liệu, hình dạng, kích thước của bom
mìn và VLCN kèm theo là một số hình ảnh minh họa. Không yêu cầu GV hướng dẫn HS
đi sâu nhận biết các loại bom mìn khác nhau để tránh việc HS tò mò tiếp xúc, khám phá
về bom mìn trong thực tế làm tăng nguy cơ gây tai nạn bom mìn cho HS. Đặc biệt cũng
không khuyến khích HS đánh dấu nơi phát hiện có bom mìn vì điều này có thể tăng khả
năng các em tiếp xúc với bom mìn và tăng nguy cơ gây tai nạn cho các em. Thay vào đó,
khi phát hiện ra bom mìn, học sinh sẽ được khuyến khích ghi nhớ vị trí của bom mìn và
sau đó đi báo cho người lớn có trách nhiệm biết.
Đối với Phần II. Hướng dẫn cụ thể: phần này nên trình bày như sau:
Ở mục I. GV cần nghiên cứu kỹ cả mục tiêu giáo dục PTTNBM và VLCN cũng
như từng hoạt động trong kế hoạch bài học các môn học kết hợp với vốn hiểu biết về
phương pháp dạy học các môn TN&XH, Khoa học, Đạo đức để thực hiện tốt các hoạt
động đã gợi ý trong tài liệu.
Ở mục II. GV có thể bổ sung thêm các hoạt động GDNGLL khác ngoài các hoạt
động được giới thiệu trong tài liệu.
Cần lưu ý rằng, tài liệu này chỉ mang tính định hướng, gợi ý vì vậy khi sử dụng
GV có thể thay đổi một số nội dung (như thay đổi một số câu chuyện có thật, tình
huống,…), thay đổi phương pháp tùy theo điều kiện cụ thể của lớp học, trường học và địa
phương nơi trường đóng cho phù hợp; đồ dùng dạy học dự án đã cung cấp cho các
trường, GV nghiên cứu để sử dụng hiệu quả.
PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN BOM MÌN
1. Đặc điểm của bom mìn và vật liệu chưa nổ (BM&VLCN).
• BM&VLCN được làm từ nhiều chất liệu khác nhau (sắt, thép, gang, đồng, nhôm,
nhựa, gỗ.v.v…).
• BM&VLCN có hình dạng và kích thước khác nhau (dài, ngắn, tròn, dẹt, hình quả
dứa, quả ổi, to, nhỏ.v.v…).
• BM&VLCN có nhiều màu sắc khác nhau.
Một số loại bom mìn thường gặp