(3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Rất nhiều người đều đã từng xem múa rối. Mỗi con rối đóng một vai trò khác nhau, gương mặt biểu cảm, cử chỉ sống động như thật. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy những con rối bị những sợi dây mảnh điều khiển. Mỗi biểu cảm, mỗi động tác của nó đều bị đôi tay mà chúng ta không nhìn thấy khống chế. Trên sân khấu cuộc đời, chẳng phải rất nhiều người cũng giống chúng sao? Chúng ta không biết mình đang làm những gì, không biết vì sao làm như vậy, nhưng không dừng lại được, giống như để mặc cho đôi tay vô hình sắp đặt. Tôi nghĩ trong lòng mỗi người chúng ta đều có bóng dáng lý tưởng của mình, nhưng tại sao chúng ta cứ làm những chuyện không thể khiến bản thân vui vẻ, bản thân không muốn làm nhưng lại không thể không làm? Bạn biết vì sao không? Bạn đã từng hỏi vì sao mình lại làm như vậy không?
(…) Trong cuộc đời, chúng ta luôn chạy về hướng đám đông chứ không phải là hướng của mình. Chúng ta cứ đi theo bước chân của người khác như thế, chạy ngược chạy xuôi về phía đám đông. Cuối cùng, tiền không kiếm được mà việc mình muốn làm cũng không làm được. Nếu chúng ta có thể chủ tâm vào việc mình muốn làm, cộng với tinh thần và sức lực chúng ta dùng để chạy theo người khác thì chúng ta cũng có thể được thành công.
Liệu chúng ta đã từng nghĩ vì sao mình lại bị nhấn chìm trong đám đông không thể thoát ra được chưa? Lẽ nào chúng ta thực sự không biết mình muốn gì, muốn làm cái gì sao? Tôi nghĩ mỗi chúng ta đều có thứ mình muốn và việc mình thích làm.
(Trích Tìm lại cái tôi đã mất cứu vãn cuộc đời không vui vẻ - Trình Chí Lương, Nxb Văn học, tr.160-161)
Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2: Dựa vào văn bản trên, anh/chị hãy nêu những đặc điểm của con rối trong bộ môn nghệ thuật múa rối. Vì sao tác giả cho rằng: Trên sân khấu cuộc đời, có rất nhiều người cũng giống những con rối? (0,5 điểm)
Câu 3: Gọi tên và nêu tác dụng của những kiểu câu phân loại theo mục đích nói mà tác giả sử dụng trong văn bản? (1,0 điểm)
Câu 4: Anh/chị hãy đánh giá thái độ, quan điểm của tác giả trước hiện tượng được đề cập trong văn bản (1,0 điểm)
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan

(3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu
Sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ về robot sinh học ( cảm biến và giác quan của robot ) Nguyễn Bá Hải từ chối công việc bên Hàn với mức lương khổng lồ mà trở về Việt Nam giảng dạy tại trường đại học Sư phạm Kỹ thuật với dự án làm “mắt thần”, đó chính là chiếc kính điện tử kỳ diệu dành cho người mù. “Mắt thần” là thiết bị đầu tiên ở Việt Nam hỗ trợ người khiếm thị nhận biết được vật cản trước mặt trong khoảng 1m. Thiết bị sẽ rung khi người người ta gặp vật cản. Thiết bị này sau 4 năm trải qua nhiều lần nghiên cứu thử nghiệm thực tế và thành công ở phiên bản thứ 9 vừa ra mắt gần đây. Và phiên bản thứ 9 này nhẹ bằng 1/10 và giá thành giảm 10 lần so với phiên bản đầu tiên.
Đã có người mua bản quyền nghiên cứu “ mắt thần” với giá 2,3 tỉ đồng để sản xuất bán ra thị trường. Nhưng anh nhất định không bán mặc dù vợ chồng anh vẫn ở trọ trong thời gian giảng dạy nghiên cứu. Anh cho rằng thật vô nhân đạo nếu thương mại hóa sản phẩm này. Chính vì vậy, anh đồng ý hợp tác với công ty phi lợi nhuận sản xuất chiếc kính này với giá thành rẻ nhất với mong muốn năm 1000 người khiếm thị ở Việt Nam có” mắt thần” và không dừng lại ở “mắt thần”, chàng trai trẻ tuổi nhiều hoài bão của mình muốn cải tiến thiết bị này nữa, có thể chiếc kính giúp người khiếm thị đọc sách, nhận biết được mệnh giá tiền, xác định được họ đang đứng ở đâu, nhận biết được đồ ăn…. Và xa hơn là trung tâm chăm sóc người khiếm thị, một địa chỉ giống “1080 ” cho người mù sẵn sàng giúp đỡ họ bất cứ lúc nào. Anh quan điểm quan niệm: mình không giầu có bằng ai nhưng cứ cho đi bất cứ khi nào trong khả năng của mình. Vì thực sự cho đi giúp cho cuộc sống nhân văn hơn và mình hạnh phúc hơn.
( Đi tìm “mắt thần” cho người khiếm thị - Lê Tuyết)
Câu 1: Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 2: Vì sao có thể coi “ mắt thần”là trung tâm chăm sóc người khiếm thị ” ?
Câu 3: Tác giả đã thể hiện tình cảm, thái độ gì đối với tiến sĩ Nguyễn Bá Hải?
Câu 4: Thông điệp rút ra từ văn bản ?
A.
B.
C.
D.

Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Đối với người nước ngoài, giao thông nguy hiểm ở Việt Nam được ví như “sát thủ thầm lặng”. Nỗi khiếp đảm của họ khi bước chân ra đường phố ở các thành phố lớn là dòng xe cộ quá đông, quá nhiều xe máy.
Ô tô xe máy chung một làn đường mà người ta ví con kiểu hạt lạc kẹp hạt vừng. Thêm vào đó đường đi lại quá hẹp, người tham gia giao thông thường không dừng đúng vạch sơn. Đó là chưa kể tới việc nhiều tuyến đường trong phố cổ, đèn đỏ dường như chẳng có mấy tác dụng khi đường nhỏ, giao nhau nhiều, các phương tiện có thể chạy qua khi không thấy bóng cảnh sát giao thông ở đâu.
Người nước ngoài vì mỗi lần băng sang đường giữa dòng xe cộ nườm nượp ở thủ đô là một cảm giác phiêu lưu, mạo hiểm mà họ chư từng được “trải nghiệm” ở nước mình. Và trong cuộc phiêu lưu ấy, họ có thể trở thành nạn nhân của một vụ tai nạn giao thông bất kì lúc nào.
Ví dụ điển hình nhất là vụ ông Blankenstein (46 tuổi), quốc tịch Hà Lan bị đâm vì tuân thủ luật giao thông Việt Nam vào ngày 23/9/2013, trên đường Bùi Thị Xuân, P. Bến Tre, Q. 1, TPHCM.
Lúc đó, ông Blankenstein sang đường tại khu vực có vạch kẻ đường trắng, dành cho người đi bộ. Khi ông Blankenstein ra đến giữa đường thì bất ngờ bị một chiếc xe máy lưu thông theo hướng Bùi Thị Xuân về Cách mạng tháng Tám với tốc độ cao tong phải. Lực tong quá mạnh khiến ông Blankenstein văng xuống đường. Tiếp đõ, một xe máy khác lưu thông hướng ngược lại không kịp xử lí tình huống bất ngờ nên tong mạnh vào nạn nhân.
Hai cú tong liên tiếp đã khiến ông Blankenstein bị thương khá nặng, nằm quằn quại trên đường, trong đau đớn. Điều đáng nói, mặc nạn nhân đau đớn trên đường, chủ phương tiện đâm đầu tiên thản nhiên cho xe tháo chạy khỏi hiện trường, chỉ còn chủ chiếc xe đâm thứ hai ở lại phối hợp với người đi đường đưa nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu.
Chị Nguyễn Thị Hằng, một người bán hàng trên phố cổ cho hay, chị đã chứng kiến không dưới một lần cảnh người nước ngoài khi sang đường bị xe máy đâm phải dù đi đúng luật. Họ hầu hết là khách du lịch hoặc người mới sang Việt Nam, chưa hiểu rõ về tình hình giao thông lộn xộn của Việt Nam.
(Theo internet)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Văn bản trên nói về vấn đề gì? Đặt nhan đề cho văn bản.
Câu 3: Em nghĩ thế nào về vụ ông Blankenstein (46 tuổi, quốc tịch Hà Lan) bị xe đâm vì tuân thủ luật giao thông Viêt Nam vào ngày 23/9/2013, trên đường Bùi Thị Xuân, P. Bến Tre, Q. 1, TPHCM.
Câu 4: Vấn đề nào được đặt ra ở văn bản làm anh/ chị băn khoăn, suy nghĩ nhiều nhất? Vì sao? (Trình bày khoảng 5-7 dòng)
A.
B.
C.
D.