(2,0 điểm) : Hãy viết một đoạn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “….cho đi giúp cho cuộc sống nhân văn hơn và mình hạnh phúc hơn.”
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan

Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Đối với người nước ngoài, giao thông nguy hiểm ở Việt Nam được ví như “sát thủ thầm lặng”. Nỗi khiếp đảm của họ khi bước chân ra đường phố ở các thành phố lớn là dòng xe cộ quá đông, quá nhiều xe máy.
Ô tô xe máy chung một làn đường mà người ta ví con kiểu hạt lạc kẹp hạt vừng. Thêm vào đó đường đi lại quá hẹp, người tham gia giao thông thường không dừng đúng vạch sơn. Đó là chưa kể tới việc nhiều tuyến đường trong phố cổ, đèn đỏ dường như chẳng có mấy tác dụng khi đường nhỏ, giao nhau nhiều, các phương tiện có thể chạy qua khi không thấy bóng cảnh sát giao thông ở đâu.
Người nước ngoài vì mỗi lần băng sang đường giữa dòng xe cộ nườm nượp ở thủ đô là một cảm giác phiêu lưu, mạo hiểm mà họ chư từng được “trải nghiệm” ở nước mình. Và trong cuộc phiêu lưu ấy, họ có thể trở thành nạn nhân của một vụ tai nạn giao thông bất kì lúc nào.
Ví dụ điển hình nhất là vụ ông Blankenstein (46 tuổi), quốc tịch Hà Lan bị đâm vì tuân thủ luật giao thông Việt Nam vào ngày 23/9/2013, trên đường Bùi Thị Xuân, P. Bến Tre, Q. 1, TPHCM.
Lúc đó, ông Blankenstein sang đường tại khu vực có vạch kẻ đường trắng, dành cho người đi bộ. Khi ông Blankenstein ra đến giữa đường thì bất ngờ bị một chiếc xe máy lưu thông theo hướng Bùi Thị Xuân về Cách mạng tháng Tám với tốc độ cao tong phải. Lực tong quá mạnh khiến ông Blankenstein văng xuống đường. Tiếp đõ, một xe máy khác lưu thông hướng ngược lại không kịp xử lí tình huống bất ngờ nên tong mạnh vào nạn nhân.
Hai cú tong liên tiếp đã khiến ông Blankenstein bị thương khá nặng, nằm quằn quại trên đường, trong đau đớn. Điều đáng nói, mặc nạn nhân đau đớn trên đường, chủ phương tiện đâm đầu tiên thản nhiên cho xe tháo chạy khỏi hiện trường, chỉ còn chủ chiếc xe đâm thứ hai ở lại phối hợp với người đi đường đưa nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu.
Chị Nguyễn Thị Hằng, một người bán hàng trên phố cổ cho hay, chị đã chứng kiến không dưới một lần cảnh người nước ngoài khi sang đường bị xe máy đâm phải dù đi đúng luật. Họ hầu hết là khách du lịch hoặc người mới sang Việt Nam, chưa hiểu rõ về tình hình giao thông lộn xộn của Việt Nam.
(Theo internet)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Văn bản trên nói về vấn đề gì? Đặt nhan đề cho văn bản.
Câu 3: Em nghĩ thế nào về vụ ông Blankenstein (46 tuổi, quốc tịch Hà Lan) bị xe đâm vì tuân thủ luật giao thông Viêt Nam vào ngày 23/9/2013, trên đường Bùi Thị Xuân, P. Bến Tre, Q. 1, TPHCM.
Câu 4: Vấn đề nào được đặt ra ở văn bản làm anh/ chị băn khoăn, suy nghĩ nhiều nhất? Vì sao? (Trình bày khoảng 5-7 dòng)
A.
B.
C.
D.

(3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta chông thấy đều là các cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi có một lý thuyết cho cá nhân tôi.Gọi là lý thuyết bên bờ vực.Tôi không bao giờ làm việc gì rễ và không làm việc gì mà người khác có thể ngay lập tức làm giống tôi được. Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo gia mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Mọi khó khăn là điềm báo tạo cơ hội.
(Ông Nguyễn Trần Bạt đối thoại với sinh viên Học viện Ngoại giao, nguồn chungta.com)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên (0,5 điểm)
Câu 2: Trong đoạn trích trên, có một số lỗi sai về chính tả và một lỗi ngữ pháp câu. Hãy chỉ ra lỗi và sửa lại cho đúng. (1,0 điểm)
Câu 3: Lý thuyết bên bờ vực được nhắc tới ở trên có những đặc điểm gì? (0,5 điểm)
Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng? (1,0 điểm)
A.
B.
C.
D.

(5,0 điểm):
Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động miền núi Tây Bắc trong đoạn truyện sau:
Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.
Thường khi đến gà gáy sáng Mị dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn.Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa bùng lên, cùng lúc ấy Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế.Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng chết đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người ta chết, chết đau, chết đối, chết rét, phải chết. Ta là thân phận đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Ðám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đãtrốn được rồi, lúc đó bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mịphải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốthoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Ði ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi.Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vung lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mịlại nói:
- Ở đây thì chết mất.
A Phủ chợt hiểu.
người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.
(Trích “Vợ chồng A Phủ” từ “Truyện Tây Bắc”, NXB Văn học Hà Nội, 1960 – Sách Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2015, trang 14,15)
A.
B.
C.
D.