Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế, Gây binh kết oán trải hai mươi năm. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời, Nặng thuế khoá sạch không đầm núi. Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng. Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc. Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng, Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng. Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán; Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa. Nặng nề những nổi phu phen, Tan tác cả nghề canh cửi. (Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu và nêu hiệu quả sử dụng? Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản? Câu 4. Theo em, Nguyễn Trãi đã tố cáo tội ác nào của giặc Minh là thâm độc và man rợ nhất, vì sao? (Trình bày thành đoạn văn khoảng 10 dòng)

Các câu hỏi liên quan

BÀI TẬP 1: Đã bao giờ con có cảm giác đố kị với ai đó chưa? Con đã làm gì để vượt qua cảm giác đó? Bài tập 2: “Sài Gòn hôm nay đầy nắng. Cái nắng gắt như thiêu như đốt khiến dòng người chạy bạt mạng hơn. Ai cũng muốn chạy cho nhanh để thoát khỏi cái nóng. Một người phụ nữ độ tuổi trung niên đeo trên vai chiếc ba lô thật lớn, tay còn xách giỏ trái cây. Phía sau bà là một thiếu niên. Cứ đi được một đoạn, người phụ nữ phải dừng lại nghỉ mệt. Bà lắc lắc cánh tay, xoay xoay bờ vai cho đỡ mỏi. Chiếc ba lô nặng oằn cả lưng. Chàng thiếu niên con bà bước lững thững, nhìn trời ngó đất. Cậu chẳng mảy may để ý đến những giọt mồ hôi đang thấm ướt vai áo mẹ. Chốc chốc thấy mẹ đi chậm hơn mình, cậu còn quay lại gắt gỏng: “Nhanh lên mẹ ơi! Mẹ làm gì mà đi chậm như rùa. (Những câu chuyện xót xa về sự vô cảm của con trẻ - http://vietnamnet.vn) Viết đoạn văn ngắn 10 đến 15 trình suy nghĩ của em về hiện tượng được nhắc đến trong câu chuyện trên. GỢI Ý: - Những câu chuyện xót xa về sự vô cảm của con trẻ được đăng trên vietnamnet.vn đã gợi cho chúng ta nhiều suy tư về quan niệm sống trong xã hội.” Chứng minh: Hiện tượng vô cảm, thờ ơ của giới trẻ ngày nay + Thế nào là thờ ơ, vô cảm? + Những hiện tượng vô cảm, thờ ơ được biểu hiện như thế nào? ( quát mắng cha mẹ, không quan tâm đến những người xung quanh,…) + Hậu quả: Con người trở nên lãnh cảm với mọi thứ, tình cảm thiếu thốn dễ nảy sinh tội ác, khó hình thành nhân cách tốt đẹp; gia đình thiếu hơi ấm, nguội lạnh, thiếu hạnh phúc, dễ gây bất hòa; sự vô cảm, cái ác sẽ thống trị và nhân lên trong xã hội,... + Nguyên nhân: bản thân thiếu ý thức, gia đình nuông chiều, xã hội …… + Bài học rút ra cho bản thân

Câu1 đọc câu truyện sau và nêu suy nghĩ của em bằng 1 đoạn văn khoảng 10 câu: Có người cha bị mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở."sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản 1 cách thỏa đáng, vì chuyện đó mà cải nhau nhé!" Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất :Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đồng ý. Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó cũng là đồ bỏ đi Câu2 có ý kiến cho rằng; bài thơ nhớ rừng của thế lữ tràn đầy cảm xúc lãng mãn em hãy cho biết cảm xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ như thế nào? Câu3 trong tác phẩm lão hạc nam cao viết "...Chao ôi ! Những người sống quanh ta. Nếu ta cố tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện,xấu xa,bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương...cái bản tính tốt của người ta bị những nổi lo lắng, buồn đau, che lấp mất..." Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? từ các nhân vật: lão hạt ,ông giáo,vợ ông giáo,binh tư trong tác phẩm "lão hạt" em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.