Đốt cháy 3,36l hỗn hợp gồm ankan và anken thu được 4,48l khí CO2 và 5,4g H2O a/ tìm CTPT của ankan,anken b/ Tính % thể tích của anken

Các câu hỏi liên quan

6.22.a. Trong trường hợp dưới đây, trường hợp không sử dụng các máy cơ đơn giản? A. Dùng tấm ván đặt nghiêng để đưa thùng hàng lên ô tô tải. B. Dùng tời để kéo xô vữa lên cao. C. Dùng kéo để cắt một miếng tôn mỏng. D. Dùng tay để kéo một gầu nước từ dưới giếng lên. 6.22.b. Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là ứng dụng của máy cơ đơn giản? A. Búa nhổ đinh B. Kìm điện. C. Kéo cắt giấy. D. con dao thái. 6.22.c. Trong các kết luận dưới đây, kết luận nào là không đúng? A. Đường ngoằn ngèo lên dốc là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng. B. tời múc nước là ứng dụng của ròng rọc. C. cần múc nước là ứng dụng của đòn bẩy. D. cầu thang máy là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng. 6.22.d. Lấy ví dụ trong thực tế có ứng dụng mặt phẳng nghiêng. 6.22.e. Lấy ví dụ trong thực tế có sử dụng nguyên tắc đòn bẩy. 6.22.g. Lấy ví dụ trong thực tế có ứng dụng ròng rọc. 6.23.a. Tác dụng của máy cơ đơn giản là A. để vận chuyển các vật to. B. để hoàn thành công việc nhanh hơn. C. để thực hiện công việc dễ dàng hơn. D. để thực hiện công việc nhiều hơn. 6.23.b. Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao, so với cách kéo trực tiếp vật lên thì khi sử dụng mặt phẳng nghiêng ta có thể A. kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. B. làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật. C. làm giảm trọng lượng của vật. D. làm tăng độ lớn của lực tác dụng vào vật. 6.23.c. Hệ thống ròng rọc như hình vẽ có tác dụng A. đổi hướng của lực kéo. B. giảm độ lớn của lực kéo. C. thay đổi trọng lượng của vật. D. thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo.

PHIẾU BÀI TẬP NGỮ VĂN SỐ 3 Bài tập 1: a/Cho biết vì sao hiện tượng rút gọn lại phổ biến trong thơ trữ tình, ca dao ? b/Tìm 5 ví dụ trong các câu ca dao hoặc thơ có sử dụng câu rút gọn ? Bài tập 2: Tìm câu rút gọn trong các đoạn trích sau , cho biết thành phần nào bị rút gọn. Hãy khôi phục lại các thành phần bị rút gọn. a. Mẹ ơi, con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế?Mãi không về!(Nguyên Hồng) b. Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được .Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng…(Lí Lan) c. - Những ai ngồi đấy? - Ông Lí Lựu với ông Chánh Hội. ( Ngô Tất Tố) d.Thằng Thành, con Thủy đâu? Chúng tôi giật mình , líu ríu dắt nhau đứng dậy. - Đem chia đồ chơi ra đi!Mẹ tôi ra lệnh. Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi.Dìu em vào nhà, tôi bảo: - Không phải chia nữa. Anh cho em tất. (Khánh Hoài) e. Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày , ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…(Băng Sơn) g. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu.Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt…Nhớ một trưa hè gà gáy khan…Nhớ một thành xưa son uể oải…(Xuân Diệu) Bài tập 3 : Tìm câu đặc biệt trong các câu sau và cho biết tác dụng? a. “Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương. Gió rừng càng về khuya càng xào xạc. Rồi tiếng chim mơ hồ gần xa”. (Lê Phan Quỳnh) b. Mùa xuân! Mỗi khi hoa vui tung ra nhũng tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kỳ diệu. c. Hoa gào lên: - Lan! Em lan! Lan ơi! - Chị Hoa ơi! Lan đã nhìn thấy chị. (Nguyễn Đình Thi) d. “Trời ơi! Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa – Lũ nhỏ khóc mỗi lúc 1 to hơn”. e. Sắp mưa! Sắp mưa! Những con mối bay ra… g. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào…. h. Sớm, chúng tôi hội ở góc sân. Toàn truyện trẻ em. Râm ran. Bài tập 4 : Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về lợi ích của việc đọc sách, trong đoạn văn có sử dụng 1 câu đặc biệt hoặc 1câu rút gọn(gạch chân và chú thích rõ).