Đốt cháy hết b mol một axit hữu cơ hai lần axit cần 0,5b mol O2. Axit này là:
A. Axit no B. Axit chưa no một nối đôi
C. Axit oxalic D. Không xác định được
CxHyO4 + (x + 0,25y – 2)O2 —> xCO2 + 0,5yH2O
—> nO2 = x + 0,25y – 2 = 0,5
—> 4x + y = 10
—> x = y = 2 là nghiệm phù hợp
—> (COOH)2 (Axit oxalic)
Cho 16,3 gam hỗn hợp X gồm HCOOH, C6H5OH và C2H5OH tác dụng vừa đủ Na thoát ra 2,8 lít H2 (đktc) và hỗn hợp rắn X có khối lượng là:
A. 20,4 gam. B. 24,1 gam. C. 21,4 gam. D. 21,2 gam.
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic, metylmetacrylic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm propen, buten và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,32 mol hỗn hợp Z chứa X và Y thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ là 1,425 mol, thu được CO2, 19,62 gam H2O; 0,07 mol N2. Mặt khác, đun nóng toàn bộ lượng Z trên trong H2 dư (Ni) thấy có a mol H2 tham gia phản ứng. Giá trị của a là?
A. 0,12 B. 0,14 C. 0,16 D. 0,18
X, Y là hai peptit mạch hở (MX > MY). Đốt cháy cùng số mol X hoặc Y đều thu được một thể tích CO2 ở cùng điều kiện. Thủy phân hết 29,46 gam hỗn hợp H gồm X (a mol), Y (a mol) trong dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được hỗn hợp 2 muối A (là hai trong ba muối của glyxin, alanin, valin). Đốt cháy hết A trong oxi (vừa đủ), sau đó lấy toàn bộ sản phẩm cháy cho vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thu được dung dịch Q có khối lượng giảm 132,78 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu đồng thời thoát ra 0,21 mol khí. Sục CO2 vào Q lại thu thêm kết tủa. Số trường hợp X thỏa mãn là
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Hòa tan hết 18 gam hỗn hợp Q gồm Cu và Fe vào dung dịch chứa 1,15 mol HNO3 thu được dung dịch Q1 và khí NO duy nhất. Điện phân điện cực trơ dung dịch Q1 với cường độ I = 10A. Sau 5790 giây thì ngừng điện phân. Để yên cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Q2. Cho Mg vào dung dịch Q2, thu được dung dịch Q3 chứa 59,655 gam muối; 0,56 lít khí NO duy nhất (đktc) và chất rắn chỉ chứa 4,2 gam sắt. Cho NaOH dư vào Q3, thu được (a + 0,01) mol khí (a > 0). Giá trị của a là
A. 0,003. B. 0,004. C. 0,005. D. 0,006.
Cho 4,08 gam hỗn hợp Fe và Mg vào 400 ml dung dịch X gồm KNO3 0,45M và H2SO4 0,9M. Đun nóng cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 1,792 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Dung dịch Y hòa tan tối đa a gam bột Cu và thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất).
Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm chứng minh:
A. Khả năng bốc cháy của P trắng dễ hơn P đỏ.
B. Khả năng bay hơi của P trắng dễ hơn P đỏ.
C. Khả năng bốc cháy của P đỏ dễ hơn P trắng.
D. Khả năng bay hơi của P đỏ dễ hơn P trắng.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến