Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam hỗn hợp X gồm đimetylamin và etylamin thu được m gam N2. Giá trị của m là
A. 10,08. B. 5,04. C. 7,56. D. 2,52.
Hai amin có cùng công thức C2H7N
—> nC2H7N = 0,36
—> nN2 = 0,18
—> mN2 = 5,04
Hòa tan hoàn toàn hau chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V lít Z, đun nóng thu được n1 mol khí. Thí nghiệm 2: Cho dung dịch H2SO4 dư vào V lít Z, thu được n2 mol khí không màu, hóa nâu ngoài không khí, là sản phẩm khử duy nhất. Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào V lít Z, thu được n1 mol kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 = 6n2. Hai chất X, Y lần lượt là
A. (NH4)2SO4 và Fe(NO3)2.
B. NH4NO3 và FeCl3.
C. NH4NO3 và FeSO4.
D. NH4Cl và AlCl3.
Thực hiện các thí nghiệm sau (1) Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch BaCl2. (2) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch HCl. (3) Sục khí Cl2 vào dung dịch Fe(NO3)2. (4) Nung Al(OH)3 ngoài không khí. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm CuSO4 và NaCl với cường độ dòng điện 5A đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở hai điện cực thì dừng lại (thời gian điện phân lúc này là 2316 giây), thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 6,45 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 9 gam Fe(NO3)2 vào Y, sau phản ứng thu được dung dịch Z và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cô cạn Z thu được m gam muối khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí và sự bay hơi của nước. Giá trị của m gần nhất với
A. 14,75. B. 16,03. C. 15,19. D. 14,82.
Thủy phân hoàn toàn triglixerit X bằng dung dịch NaOH, đun nóng thu được hỗn hợp sản phẩm gồm glixerol, natri panmitat và natri stearat. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ và một kim loại kiềm. Hòa tan hoàn toàn 7,2 gam X vào nước, thu được dung dịch Y và 1,792 lít khí H2. Dung dịch Z gồm a mol HCl, 2a mol H2SO4 và 3a mol HNO3. Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch Z tạo ra m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 14,490. B. 11,335. C. 15,470. D. 23,740.
Cho các dung dịch sau: (1) AgNO3, (2) FeSO4, (3) HNO3, (4) FeCl3, (5) hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu là
A. 4. B. 5. B. 3. C. 2.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH dư ở nhiệt độ thường. (b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH. (c) Cho Mg dư vào dung dịch Fe2(SO4)3. (d) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 2 : 1) vào dung dịch HCl dư. (e) Cho dung dịch chứa a mol KH2PO4 vào dung dịch chứa 2a mol NaOH. (g) Cho dung dịch chứa a mol NaHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được hai muối là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Cho các chất sau: CH3NHCH3, CH3COONH4, C6H5CH2NH2, Gly-Ala. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl ở điều kiện thích hợp là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Rót từ từ dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol K2CO3 và 1,25a mol KHCO3 ta có đồ thị như sau
Khi số mol HCl là x thì dung dịch chứa 97,02 gam chất tan. Giá trị của a là
A. 0,24. B. 0,36. C. 0,18. D. 0,20.
Cho 90 ml dung dịch Ba(OH)2 2M vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 59,58. B. 17,64. C. 41,94. D. 66,20.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến