Đốt cháy hoàn toàn x mol một peptit mạch hở (được tạo từ amino axit no A chỉ chứa 1 nhóm NH2 và một nhóm COOH), thu được b mol CO2 và c mol H2O. Biết b – c = 4,5x. Số liên kết peptit trong X là
A. 10. B. 9. C. 11. D. 8.
nX = (nH2O – nCO2) / (1 – k + N/2)
Theo đề: nX = (nCO2 – nH2O) / 4,5
—> 1 – k + N/2 = -4,5
Do k = N —> N = 11
—> Số CONH = 10
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai este X1, X2 là đồng phân của nhau cần dùng 19,6 gam O2, thu được 11,76 lit CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng hết với 200ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì còn lại 13,95 gam chất rắn khan. Tỷ lệ mol của X1, X2 là
A. 3:1. B. 2:3. C. 4:3. D. 1:2.
Cho 500ml dung dịch FeCl2 1M tác dụng với 200 ml dung dịch KMnO4 1M đã được axit hóa bằng dung dịch H2SO4 loãng dư. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và V lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Giả sử Clo không phản ứng với nước. Giá trị của V là
A. 11,2 B. 5,6 C. 14,93 D. 33,6
Thủy phân hoàn toàn 46,38 gam hỗn hợp T gồm hai este X, Y (MX < MY < 250, đều mạch hở) cần dùng 315 ml dung dịch NaOH 2M thu được 19,38 gam hỗn hợp Z gồm hai ancol hơn kém nhau một nguyên tử C và hỗn hợp E gồm hai muối của hai axit cacboxylic đơn chức (tỉ lệ mol 8 : 13). Biết E tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 129,45 gam kết tủa. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn T thu được 2,04 mol khí CO2. Phần trăm khối lượng của X trong T có giá trị gần đúng là
A. 22%. B. 25%. C. 28%. D. 30%.
Cho 26,8 gam gồm Al và Fe2O3. Thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm thu được rắn A. Chia A thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1 tác dụng với NaOH dư thu được H2
Phần 2 tác dụng với HCl dư thu được 5,6 lít H2 (đktc)
Tính khối lượng Al và Fe2O3 trog hỗn hợp ban đầu.
Cho 16,8 gam hỗn hợp kali hidrosunfit và kali cacbonat vào 300 gam dung dịch HCl 6,08%, sau khi phản ứng thu được một hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 24 và một dung dịch A. Tính nồng độ phần trăm các chất trong A.
Dẫn 5,6 lít khí (đktc) CO và H2 từ từ đi qua hỗn hợp chất rắn gồm hai oxit gồm CuO và Fe2O3 nung nóng lấy dư, phản ứng xong thấy khối lượng chất rắn giảm m1 gam. Hấp thụ toàn bộ lượng khí sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m2 gam kết tủa. Tính m1 và m2, biết tỉ khối của hỗn hợp khí ban đầu so với khí CH4 là 0,45
Cho sơ đồ phản ứng: X + HCl dư → Y; Y + NaOH dư → X. Cho X là các chất sau: CH3NH2, CH3COONH4, C6H5NH2 (anilin), H2N[CH2]4CH(NH2)COOH, H2N-CH2-COOH, CH3COONa, H2N-CH2-COONH4. Số chất X thỏa mãn sơ đồ trên là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
A là hợp chất đơn chức chứa 3 nguyên tố (C, H, O). Cho 1 mol A tham gia phản ứng tráng gương hoàn toàn thu được 2 mol Ag. A phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh. Đốt cháy hoàn toàn A thu được nCO2 = nH2O. Vậy A có thể là
A. Axit fomic. B. Glucozơ.
C. Anđehit fomic. D. Metyl fomat.
Cho 3 este mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ < 100) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Khi thủy phân X hoặc Y hoặc Z trong môi trường axit đều thu được axit cacboxylic và ancol no. Cho các nhận định sau:
(a) X tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, t°) theo tỉ lệ mol 1 : 2. (b) Y có tồn tại đồng phân hình học. (c) X, Y, Z đều được tạo bởi cùng một ancol. (d) Z có tên gọi là etyl axetat. (e) X tác dụng được với AgNO3/NH3 thu được kết tủa. Số nhận định đúng là:
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là
A. 29,25%. B. 38,76%. C. 40,82%. D. 34,01%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến