Đun nóng 24 gam axit axetic với 23 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 21,12 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 55%. B. 75%. C. 44%. D. 60%.
nC2H5OH = 0,5 và nCH3COOH = 0,4 —> Hiệu suất tính theo CH3COOH.
nCH3COOC2H5 = 0,24 —> nCH3COOH phản ứng = 0,24
—> H = 0,24/0,4 = 60%
Để tráng gương một ruột phích người ta thủy phân 68,4 gam saccarozơ với hiệu suất 80%, sau đó lấy sản phẩm tạo thành thực hiện phản ứng với AgNO3/NH3 đun nóng, đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 34,56. B. 64,8. C. 86,4. D. 69,12.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3. (2) Cho Fe dư vào dung dịch Fe2(SO4)3. (3) Cho Na vào dung dịch CuSO4. (4) Dẫn khí CO dư qua bột CuO nóng. (5) Nhiệt phân KNO3. Số thí nghiệm thu được kim loại sau phản ứng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Trong các phát biểu sau: (1) Trong 3 dung dịch có cùng nồng độ mol là HCOOH, HCl, H2SO4 thì dung dịch có pH lớn nhất là HCOOH. (2) Phản ứng trao đổi ion không kèm theo sự thay đổi số oxi hóa nguyên tố. (3) Có thể phân biệt trực tiếp 3 dung dịch etylamin, glyxin, axit axetic bằng quỳ tím. (4) Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố C và H. (5) Dung dịch CH3COOH và C6H5OH có pH > 7. (6) Amilopectin và xenlulozơ đều có cấu trúc mạch không nhánh. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Cho 26,7 gam hỗn hợp 2 amino axit no chứa 1 chức -COOH và 1 chức -NH2 tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong X cần dùng 260 ml dung dịch KOH 2M, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 25,37. B. 54,49. C. 68,45. D. 57,65.
Tiến hành thí nghiệm sau (1) Ngâm lá sắt trong dung dịch H2SO4 loãng có pha vài giọt dung dịch CuSO4. (2) Ngâm lá Zn trong dung dịch hỗn hợp H2SO4, HCl loãng. (3) Để vật làm bằng gang ngoài không khí ẩm. (4) Ngâm lá Fe trong dung dịch Fe2(SO4)3. (5) Ngâm lá Al trong dung dịch NaOH loãng. Số thí nghiệm kim loại bị ăn mòn điện hóa là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Dung dịch X gồm K2SO4 0,05M và Al2(SO4)3 0,15M. Cho từ từ 80 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 150 ml dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 13,21. B. 20,20. C. 19,035. D. 14,375.
Cho các phát biểu sau: (a) Tất cả các amino axit đều có tính lưỡng tính. (b) Các este của axit fomic có phản ứng tráng gương. (c) Hiđro hóa hoàn toàn tripanmitin thu được tristearin. (d) Tơ nilon-6,6, tơ lapsan, tơ olon đều thuộc tơ tổng hợp. (e) Trong mỗi mắt xích của phân tử glucozơ có 2 nhóm CHO. (g) Nhỏ dung dịch H2SO4 98% vào xenlulozơ sẽ hóa đen. Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Cho 2,16 gam kim loại M hóa trị 2 tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn X thu được 14,12 gam muối khan.
a, Xác định kim loại M.
b, Lấy 3 muối cùng một axit của M là A, B, C tác dụng với dung dịch HCl thấy số mol HCl phản ứng bằng nhau thì thu được một chất khí với tỉ lệ tương ứng là 2 : 4 : 1. Xác định công thức hóa học của A, B, C thỏa mãn điều kiện trên và viết phương trình phản ứng
Hỗn hợp X gồm một số hidrocacbon là đồng đẳng kế tiếp. Tổng khối lượng phân tử của các hidrocacbon trong X là 252, trong đó khối lượng phân tử của hidrocacbon nặng nhất bằng hai lần khối lượng phân tử của hidrocacbon nhẹ nhất. Công thức phân tử của hidrocacbon nhẹ nhất và số lượng hidrocacbon trong X là ?
Hỗn hợp A gồm Fe3O4, Mg(NO3)2, Mg. Cho 20,36 gam hỗn hợp A vào dung dịch chứa 2,2 mol HCl và 0,15 mol NaNO3. Sau khí kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 0,15 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y đến khi phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và 322,18 gam kết tủa. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 44 gam chất rắn. Tính phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp A ?
A. 28,487%.
B. 29,487%.
C. 32,487%.
D. 33,487%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến