Dung dịch X chứa 0,15 mol Fe3+; x mol Al3+; 0,25 mol SO42- và y mol Cl-. Cho 710 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch X thu được 92,24 gam kết tủa. Giá trị của x và y lần lượt là:
A. 0,23 và 0,64. B. 0,5 và 0,45.
C. 0,3 và 0,85. D. 0,3 và 0,45.
nBa(OH)2 = 0,71 —> nBa2+ = 0,71 và nOH- = 1,42
Ba2+ + SO42- —> BaSO4
0,71……0,25……. ⇒ 0,25
Fe3+ + 3OH- —> Fe(OH)3
0,15…….0,45….. ⇒ 0,15
nOH- còn lại = 1,42 – 0,45 = 0,97
—> nAl(OH)3 = (92,24 – 0,25.233 – 0,15.107)/78 = 0,23
Dễ thấy nOH- = 0,97 > 3nAl(OH)3 nên kết tủa đã tan trở lại một phần.
nOH- = 0,97 = 4x – 0,23 —> x = 0,3
Bảo toàn điện tích cho X —> y = 0,85
Dung dịch X chứa các ion: CO32-, SO32-, SO42-, 0,1 mol HCO3- và 0,3 mol Na+. Thêm V lít dung dịch Ba(OH)2 1M vào X thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị nhỏ nhất của V là:
A. 0,15. B. 0,25. C. 0,20. D. 0,30.
Hòa tan hoàn toàn x mol Fe vào dung dịch chứa y mol FeCl3 và z mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y và z là
A. x = y – 2z. B. 2x = y + z.
C. 2x = y + 2z. D. y = 2x.
Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,2M và KOH 0,2M thu được dung dịch Y và 32,55 gam kết tủa. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y lại thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là:
A. 24 gam. B. 27 gam. C. 30 gam. D. 36 gam.
Cho từ từ 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M vào 300 ml dung dịch Na2CO3 1M thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch X phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m là:
A. 2,24 lít; 39,4 gam. B. 2,24 lít; 62,7 gam.
C. 3,36 lít; 19,7 gam. D. 4,48 lít; 39,4 gam.
Cho m gam hỗn hợp gồm (Al, Mg, Cu) phản ứng với 200 ml dung dịch HNO3 1M. Sau phản ứng thu được (m + 6,2) gam muối khan gồm 3 muối. Nung muối này tới khối lượng không đổi. Hỏi khối lượng chất rắn thu được là bao nhiêu gam ?
A. m. B. m + 3,2. C. m + 1,6. D. m + 0,8.
Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong 500 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch D. Thể tích HCl 2M cần cho vào D để thu được lượng kết tủa lớn nhất là:
A. 0,175 lít. B. 0,125 lít. C. 0,25 lít. D. 0,52 lít.
Cho 400 ml dung dịch E gồm AlCl3 x mol/lít và Al2(SO4)3 y mol/lít tác dụng với 612 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 8,424 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho 400 ml E tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thì thu được 33,552 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là:
A. 4 : 3. B. 3 : 4. C. 7 : 4. D. 3 : 2.
Tiến hành 2 thí nghiệm:
TN1: cho x mol ZnCl2 tác dụng với 120 ml dung dịch KOH 1M tạo thành m gam kết tủa.
TN2: cho x mol ZnCl2 tác dụng với 420 ml dung dịch KOH 1M tạo thành 1,5m gam kết tủa.
Giá trị của x là:
A. 0,1 B. 0,15 C. 0,2 D. 0,25
Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl 0,2M; NaHSO4 0,6M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M, K2CO3 0,2M thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 100 ml dung dịch KOH 0,6M; BaCl2 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m là:
A. 0,448 và 11,82. B. 0,448 và 25,8.
C. 1,0752 và 23,436. D. 1,0752 và 24,224.
Dung dịch A chứa đồng thời các chất tan: NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Khi dẫn 0,336 lít khí CO2 hoặc 1,456 lít khí CO2 vào V ml dung dịch A đều thu được kết tủa có số gam bằng nhau (các thể tích khi đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Thể tích V là
A. 200. B. 300. C. 240. D. 150.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến