Hiđrocacbon X (chứa vòng benzen) có công thức phân tử là C8H8. Biết X có phản ứng trùng hợp và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là:A.Toluen. B.Stiren. C. Isopren. D. Etylbenzen.
Quặng sắt nào dưới đây chứa hàm lượng sắt lớn nhất? A.Hematit.B.Pirit. C.Xiđerit. D.Manhetit.
Cho các chất sau: X: H2N – CH2 – COOH Y: H3C – NH – CH2 – CH3. Z: C6H5 – CH(NH2) – COOH. G: HOOC – CH2 – CH(NH2) – COOH. P: H2N – CH2 – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COOH. T: CH3 – CH2 – COOH. Những chất thuộc loại aminoaxit là:A. X,Y,Z,T. B. X,Z,G,P. C.X,Z,T,P. D. X,Y,G,P.
Cho các chất sau: CO2, CH4, CH3OH, NH3, CH3COONa, Na2CO3, CaC2, C2H5NH2, CH3OCH3. Số hợp chất hữu cơ là:A.3B.6C.4D.5
Tỉ khối hơi của một este đơn chức X so với khí cacbonic là 2. Công thức phân tử của X là:A.C2H4O2. B.C4H8O2. C.C3H6O2. D. C4H6O2.
Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí hidro ở nhiệt độ cao. Mặt khác kim loại M có thể tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng H2. Vậy kim loại M là: A. Fe. B.Al. C.Cu. D.Ag
Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng được với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là:A.Axit acrylic. B.Metyl axetat. C.Anilin. D.Phenol.
Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy: A. Có kết tủa trắng và bọt khí. B.Không có hiện tượng gì.C.Có bọt khí thoát ra. D.Có kết tủa trắng xuất hiện.
Thực hiện các thí nghiệm sau:(1) Đốt dây sắt trong khí clo.(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng dư).(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt(II)?A.3B.1C.2D.4
Cho các hợp kim: Fe – Cu; Fe – C; Zn – Fe; Mg – Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là:A.3B.2C.4D.1
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến