* Dựa vào độ bất bão hoà của phân tử, có thể đoán trước phân tử có bao nhiêu vòng, liên kết $\pi$ (1 liên kết đôi có $1\pi$, 1 liên kết ba có $2\pi$).
Xét phân tử có dạng $C_xH_yO_zN_tCl_n$
Độ bất bão hoà $k=\dfrac{2x-y+t-n+2}{2}$
$k=\pi+v$
+ $k=0$ ($CH_4, C_2H_6O$): không vòng không $\pi$. Hợp chất no, mạch hở.
+ $k=1$ ($C_2H_4, C_3H_6O_2$): $1v, 0\pi$ (một vòng, no) hoặc $1\pi, 0v$ (mạch hở, 1 liên kết đôi)
+ $k=2$ ($C_2H_2, C_{10}H_{18}$); $2v, 0\pi$ hoặc $1v, 1\pi$ hoặc $0\pi, 2v$
* Lưu ý: tạo liên kết đôi, ba cần ít nhất $2C$. Tạo vòng cần ít nhất $3C$. Tạo nhánh cacbon khi có từ $4C$ trở lên.
* Sau khi tính $k$, tiến hành viết CTCT hợp chất. Điền liên kết đơn, đôi, ba sao cho đúng với quy tắc hoá trị (cacbon IV, oxi II, hidro I, nitơ III hoặc V,...)
* Trình bày CTCT: có thể viết theo 2 cách.
- Cách 1: CTCT đầy đủ.
Viết đầy đủ các liên kết, kể cả $C-H$
- Cách 2: CTCT thu gọn.
Liên kết $C-H$ được lược đi.
Một ví dụ trong hình: $C_3H_6$
Mới bắt đầu học viết CTCT thì cần viết nhiều cho quen. Bắt đầu từ hidrocacbon, sau này mở rộng đến dẫn xuất hidrocacbon khi học về các nhóm chức.
Một vài nhóm chức hay gặp: nhóm ancol, phenol, axit cacboxylic, este, amin (bậc $1-3$), anđehit, xeton, ete,...