Este X mạch hở có công thức phân tử là C5H8O2 được tạo bởi một axit Y và một ancol Z. Vậy Y không thể là
A. CH3COOH. B. C3H5COOH. C. C2H5COOH. D. HCOOH.
Y không thể là C2H5COOH vì khi đó X là C2H5COOCH=CH3, không được tạo từ ancol.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Ngâm lá sắt trong dung dịch HCl có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4. (2) Ngâm lá Zn trong dung dịch HCl loãng. (3) Ngâm lá Al trong dung dịch NaOH. (4) Ngâm hợp kim Fe-Cu trong dung dịch HCl. (5) Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm. (6) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Cho dãy các chất sau: Al(OH)3, NaHCO3, CO2, Na2Cr2O7. Ở điều kiện thường, số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Hòa tan hết hỗn hợp 3 chất rắn: Ca(HCO3)2, NaOH và Ca(OH)2 (có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1 : 1) vào nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các chất thu được là
A. NaHCO3. B. Ca(OH)2.
C. CaCO3, NaHCO3. D. Na2CO3.
Cho 34,138 gam hỗn hợp X gồm FeCl2 và CrCl3 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y và kết tủa Z. Lọc lấy Z rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 11,52 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của CrCl3 trong X là
A. 15,850. B. 13,818. C. 18,288. D. 20,320.
Cho hỗn hợp X gồm bột Al, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 kim loại và dung dịch Z. Cho NaOH loãng, dư vào dung dịch Z thu được kết tủa gồm 2 hiđroxit. Dung dịch Z chứa
A. Al(NO3)3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3.
B. Al(NO3)3, Fe(NO3)2.
C. Al(NO3)3, AgNO3, Fe(NO3)3.
D. Al(NO3)3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến