Xét hai cặp alen Aa và Bb quy định hai cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn. Giao phối giữa hai cá thể 1 và 2 thu được 1250 cá thể trong đó 50 cá thể thuộc kiểu hình aabb. Xác định kiểu gen hai cá thể 1 và 2 và tần số hoán vị gen

Các câu hỏi liên quan

Bài 1: Lúc 7h một người đi xe máy khởi hành từ A với vận tốc 30km/giờ. Sau đó một giờ, người thứ hai cũng đi xe máy từ A đuổi theo với vận tốc 45km/giờ. Hỏi đến mấy giờ người thứ hai mới đuổi kịp người thứ nhất? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km? Bài 2: Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 25km/h. Lúc về người đó đi với vận tốc 30km/h nên thời gian về ít hơn thời gian đi là 20 phút. Tính quãng đường AB? Bài 3: Một xe ô tô dự định đi từ A đến B với vận tốc 48km/h. Sau khi đi được 1 giờ thì xe bị hỏng phải dừng lại sửa 15 phút. Do đó để đến B đúng giờ dự định ô tô phải tăng vận tốc thêm 6km/h. Tính quãng đường AB? Bài 4: Hai người đi từ A đến B, vận tốc người thứ nhất là 40km/h, vận tốc người thứ hai là 25km/h. Để đi hết quãng đường AB, người thứ nhất cần ít hơn người thứ hai là 1h 30 phút. Tính quãng đường AB? Bài 5: Một ô tô phải đi quãng đường AB dài 60km/h trong một thời gian nhất định. Xe đi nửa đầu quãng đường với vận tốc hơn dự định 10km/h và đi với nửa sau kém hơn dự định 6km/h. Biết ô tô đến đúng dự định. Tính thời gian dự định đi quãng đường AB? II. ÔN TẬP GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH: DẠNG TOÁN NĂNG SUẤT Bài 1. Một đội máy kéo dự định mỗi ngày cày 40 ha. Khi thực hiện mỗi ngày đội máy kéo cày được 52 ha. Vì vậy, đội không những đã cày xong trước thời hạn 2 ngày mà còn cày thêm được 4 ha. Tính diện tích ruộng mà đội phải cày theo kế hoạch. Bài 2. Một tổ sản xuất dự định hoàn thành công việc trong 10 ngày. Thời gian đầu họ làm mỗi ngày 120 sản phẩm. Sau khi làm được một nửa số sản phẩm được giao, nhờ hợp lý hóa một số thao tác, không những mỗi ngày họ làm thêm được 30 sản phẩm nữa so với mỗi ngày trước đó mà còn hoàn thành trước thời hạn 1 ngày. Tính số sản phẩm mà tổ sản xuất phải làm theo dự định. Bài 3. Một xí nghiệp dự định sản xuất một số sản phẩm trong 30 ngày. Nhưng nhờ tổ chức hợp lí nên thực tế đã sản xuất mỗi ngày vượt 15 sản phẩm. Do đó xí nghiệp sản xuất không những vượt mức dự định 225 sản phẩm mà còn hoàn thành trước thời hạn 3 ngày. Tính số sản phẩm mà xí nghiệp sản xuất được theo dự định. Bài 4. Một tổ sản xuất theo kế hoạch mỗi ngày phải sản xuất 50 sản phẩm. Khi thực hiện tổ đã sản xuất được 57 sản phẩm một ngày. Do đó đã hoàn thành trước kế hoạch 1 ngày và còn vượt mức 13 sản phẩm. Hỏi theo kế hoạch tổ phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm? Bài 5. Hai công nhân được giao một số sản phẩm, người thứ nhất phải làm ít hơn người thứ hai 10 sản phẩm. Người thứ nhất làm trong 3 giờ 20 phút, người thứ hai làm trong 2 giờ, biết rằng mỗi giờ người thứ nhất làm ít hơn người thứ hai 17 sản phẩm. Tính số sản phẩm người thứ nhất làm được trong một giờ?

1, Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để hoàn thành nhận định sau: a, Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về………………………………………của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức………………………. b, Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi…………………………………………….. c, Có những phương pháp thuyết minh như:…………………………………………. 2, a, Theo em những văn bản khác như tự sự, nghị luận, miêu tả, biểu cảm có cần đến yếu tố thuyết minh không? Vì sao? b, Để làm bài văn thuyết minh, chúng ta cần tuân thủ những yêu cầu gì? 3, Chỉ ra những phương pháp thuyết minh được sử dụng trong các đoạn văn thuyết minh sau? a, Bầu sinh quyển như một tấm chăn bao bọc bảo vệ trái đất khỏi sức nóng và tia bức xạ từ mặt trời. Nhưng giờ đây, tấm chăn này đã bị thủng và nhiệt của mặt trời lọt qua làm cho khí hậu trái đất nóng lên. Các nhà khoa học gọi hiện tượng nóng lên này là hiệu ứng nhà kính. b, Đi khắp Bến Tre, nơi đâu ta cũng gặp bóng râm của những hàng dừa mát rượi. Hầu như nhà nào cũng trồng dừa. Cây dừa là biểu tượng cây trái ở Bến Tre cũng như cây chè của Bảo Lộc, Thái Nguyên, cây cà phê ở Buôn Mê Thuộc hay cây cọ ở vùng quê sông Thao. Cây dừa Bến Tre có rất nhiều chủng loại. Dừa ta hay còn gọi là dừa bị trái to, cơm dày, dừa xiêm trái nhỏ nước ngọt và thanh, dừa lửa có vỏ bên ngoài vàng cháy, dừa dâu trái thon nhỏ dần ở hai đầu như hình dáng quả dâu. Ngoài ra còn một số loại khác: dừa Tam Quan, dừa cỏ, dừa dứa, ….riêng dừa sáp chỉ mọc được ở Trà Vinh và trở thành đặc sản của vùng đất này. c, Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu và tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho Tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày Tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có 1 điểm chung là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày Tết thịnh soạn, được các bà, các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liêng nhất của năm đó là lúc đồng hồ điểm 00h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1,2,3 Tết. 4, Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nguyên Hồng (1918-1982) là nhà văn đã có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Mười tám tuổi (năm 1936) ông bắt viết văn. Trình làng với truyện ngắn “Linh hồn” (đăng trên Tiểu thuyết thứ 7) nhưng ông chỉ thực sự gây tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết đầu tay “Bỉ Vỏ” khi chỉ mới 19 tuổi. “Bỉ Vỏ” được đánh giá là “bức tranh xã hội sinh động về thân phận những con người nhỏ bé dưới đáy xã hội” như Tám Bính, Năm Sài Gòn….Bỉ Vỏ không chỉ có ý nghĩa là một giải thưởng văn chương danh giá của “Tự lực văn đoàn”,1937,mà điều quan trọng kể từ đó, tác phẩm đã xác lập vị trí, uy tín, danh tiếng của nhà văn Nguyên Hồng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Gần 50 năm miệt mài lao động sống và viết-viết đều, viết nhiều, viết không ngừng nghỉ cho đến khi buộc phải “nhắm mắt xuôi tay” ở tuổi 64, nhà văn Nguyên Hồng đã để lại một di sản văn hóa đồ sộ, vạm vỡ với hơn 40 tác phẩm văn học. Và nỗi day dứt về bộ tiểu thuyết “Núi rừng Yên Thế” viết về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám đang dang dở…Năm 1981, tập 1 bộ tiểu thuyết vừa in xong, thì ngay sau năm ấy-năm 1982 bệnh tai biến mạch máu não đã mang Nguyên Hồng ra đi quá đột ngột, không kịp trăn trối. Đến 1993, tập 2 Núi rừng Yên Thế mới ra mắt độc giả. a, Văn bản trên có phải văn bản thuyết minh không? Vì sao? b, Đối tượng mà văn bản đề cập đến ở đây là gì? c, Từ văn bản trên, em hãy lập dàn bài cho bài văn thuyết minh về tác giả văn học mà em thích.

Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế. Choắt nọ cũng chắc trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm. Cái chàng Dế Choắt, người gày gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Ðã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Ðôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, mà mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Ðã vậy tính nết lại ăn sổi, ở thì (thật chỉ vì ốm đau luôn luôn không làm được) một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi. Một hôm tôi sang chơi, thấy trong nhà luộm thuộm, bề bộn, tôi bảo: - Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng. Ngộ có kẻ nào đến phá thì thật chú chết ngay đuôi! Này thử xem: khi chú chui vào tổ lưng chú phải lồm cồm đụng sát lên tận mặt đất, làm cho ai trên về cỏ nhìn sang cũng biết chú đương đi đứng chỗ nào trong tổ. Phỏng thử có thằng chim Cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng thôi. Còn Dế Choắt than thở thế nào, tôi cũng không để tai. Hồi ấy tôi có tính tự đắc, cứ miệng mình nói tai mình nghe chứ không biết nghe ai, thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe mình không. Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu: - Thưa anh, em cũng muốn khôn, nhưng không không được, đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã lo ròng rã hàng mấy tháng nay cũng không biết làm thế nào. Hay bây giờ em định thế này... Song anh có cho phép nói em mới dám nói... Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo: - Ðược, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào: Dế choắt nhìn tôi mà rằng: - Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang... Chưa nghe hết câu tôi đã hếch răng, xì một hơi rõ dài rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng: - Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta làm sao chịu được. Thôi im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi. Ðào tổ nông thì cho chết!Tôi về không một chút bận tâm. (Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 – tập 2) Câu 1.Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. Câu 2. Giải nghĩa các từ: “trịch thượng”, “ăn xổi ở thì”? Câu 3. Đoạn trích trên kể về sự việc gì? Sự việc tiếp sau đó là gì? Câu 4. Tìm 04 từ láy miêu tả nhân vật Dế Choắt trong đoạn trích trên và cho biết ý nghĩa của việc sử dụng các từ láy đó trong việc miêu tả nhân vật? (1,0 điểm) Câu 5. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong hai câu văn: “Cái chàng Dế Choắt, người gày gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Ðã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.”(1,0 điểm) Câu 6. Nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt (biểu hiện qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu…). Câu 7. So sánh và chỉ ra những điểm trái ngược trong ngoại hình và tính cách của hai nhân vật Dế Choắt và Dến Mèn.