Câu 1: Khí Hiđro có những tính chất vật lí nào:
a. Là chất khí có nhiều trong không khí.
b. Là chất khí không màu, không mùi, không vị.
c. Nặng hơn không khí. d. Nhẹ nhất trong các chất khí.
e. Tan nhiều trong nước. f. Tan rất ít trong nước.
A. b, d, f. B. a, b, c. C. b, c, e. D. b, c, f.
Câu 2 : Hiđro thể hiện tính chất hóa học nào trong các phản ứng:
A. Tính oxi hóa. B. Tính khử.
C. Tính oxi hóa - khử. D. Tính cháy và tỏa nhiệt.
Câu 3: Hiđro có những ứng dụng quan trọng nào?
a. Dùng bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không.
b. Dùng trong bình dưỡng khí.
c. Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng.
d. Dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong sản suất hóa học.
e. Dùng nạp vào bình cứu hỏa.
A. a, c, d. B. a, b, c. C. b, c, d. D. c, d, e.
Câu 4:Có lọ thủy tinh đầy khí H2 đã được đậy nút. Đặt lọ như thế nào là
đúng?
A. Đặt đứng.
B. Đặt nằm ngang.
C. Đặt nằm nghiêng hướng miệng lên phía trên.
D. Đặt úp.
Câu 5:Cách thử độ tinh khiết của Hidro như thế nào?
A. Đưa đầu ống dẫn khí hiđro vào dung dịch nước vôi trong
B. Đưa tàn đóm đỏ vào đầu ống dẫn khí hiđro
C. Thu khí hiđro vào ống nghiệm cỡ nhỏ rồi hơ miệng ống nghiệm vào
ngọn lửa đèn cồn. Nếu có tiếng nổ nhỏ là khí tinh khiết.
D. Dẫn khí hiđro vào ống sứ đựng CuO nung nóng
Câu 7: Có sơ đồ biến hóa sau: Fe2O3
(1)
→
Fe
(2)
→
H2
(3)
→
H2O
Các chất tác dụng để thực hiện mỗi biến hóa là:
A. (1): H2, (2): HCl, (3): O2. B. (1): HCl, (2): H2, (3): O2.
C. (1): H2, (2): O2, (3): HCl. D. (1): H2O, (2): HCl, (3): O2.
Câu 8: Dùng khí H2 để khử 44,6 g PbO. Thể tích khí H2 (đktc) cần dùng
là: (Pb =207, O =16)
A. 2,24 lít B. 4,48 lít. C. 3,36 lít. D. 5,6 lít.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít H2 (đktc). Thể tích O2 (đktc) cần dùng
là:
A. 4,48 lít. B. 3,36 lít. C. 2,24 lít. D. 1,12 lít.
Câu 10: Cho luồng khí H2 (dư) qua ống sứ đựng CuO nung nóng, sau khi
phản ứng kết thúc thu được 6,4 g kim loại Cu. Khối lượng CuO đã bị khử
là:
A. 8 gam. B. 16 gam. C. 32 gam. D. 48 gam.
Câu 11: Để phát hiện khí H2 đựng trong bình mất nhãn, người ta dùng
cách nào?
A. Sục qua dung dịch Ca(OH)2. B. Sử dụng tàn đóm đỏ.
C. Dùng giấy quỳ ẩm. D. Đốt, làm lạnh sản phẩm.
Câu 12: Ngày nay người ta dùng khí Heli để bơm vào khinh khí cầu thay
cho khí Hiđro. Đó là vì lí do chính nào sau đây:
A. Khí heli nhẹ hơn khí hiđro
B. Khí heli nặng hơn khí hiđro
C. Đề phòng hiện tương cháy nổ ngoài ý muốn do khí hiđro tiếp xúc với
không khí ở nhiệt độ cao.
D. Khí hiđro khó điều chế với lượng lớn.
Câu 13: Có 3 chất khí đựng trong 3 lọ riêng biệt là Oxi, Hiđro, Nitơ. Để
phân biệt 3 chất bằng phương pháp hóa học, ta làm như thế nào?
A. Đốt, nếu cháy được là N2. Dùng tàn đóm đỏ nhận ra O2, còn lại là H2.
B. Đốt, nếu cháy được là O2. Dùng tàn đóm đỏ nhận ra N2, còn lại là H2.
C. Đốt, nếu cháy được là H2. Dùng tàn đóm đỏ nhận ra N2, còn lại là O2.
D. Đốt, nếu cháy được là H2.Dùng tàn đóm đỏ nhận ra O2, còn lại là N2.
Câu 14: Dùng khí H2 khử 31,2 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4, thấy thu được
23,2 gam hỗn hợp 2 kim loại. Thành phần % của 2 chất trong hỗn hợp ban
đầu là:
A. 30% CuO và 70% Fe3O4. B. 40% CuO và 60% Fe3O4.
C. 20% CuO và 80% Fe3O4. D. 25,64% CuO và 74,36% Fe3O4.
Câu 15: Để điều chế được 6,72 lít H2 (đktc) cần bao nhiêu gam Zn cho
tác dụng với dung dịch HCl lấy dư?
A. 19,5 gam. B. 6,5 gam. C. 13 gam. D. 15 gam.
Câu 16: Cho 5,4 gam Al vào cốc đựng dung dịch loãng chứa 30 gam
H2SO4. Kết quả nào sau đây là đúng: (Al =27, H =1, S=32, O =16)
A. Dư 0,27 gam Al và thu được 8,96 lít H2 (đktc)
B. Dư 9,8 gam H2SO4 và thu được 4,48 lít H2 (đktc)
C. Dư 0,6 gam H2SO4 và thu được 6,72 lít H2 (đktc)
D. Hai chất tác dụng hết và thu được 8,96 lít H2 (đktc)
Câu 6:Ghép các thông tin ở cột (I) là các ứng dụng của H2 với các thông
tin ở cột (II) là những tính chất hóa học của H2 phù hợp với những ứng
dụng đó.