Bài 51
Câu 1:
Các địa hình chính: đồng bằng, núi già, núi trẻ
Đồng bằng: kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục
Núi già: nằm ở phía Bắc và vùng trung tâm với những đỉnh tròn, thấp, sườn thoải
Núi trẻ: ở phía nam, với những đỉnh cao, nhọn bên cạnh những thung lũng sâu
Câu 2:
- Các đồng bằng lớn: đồng bằng Pháp, đồng bằng Đông Âu, đồng bằng trung lưu Đa-nuyp, đồng bằng hạ lưu Đa-nuyp.
- Các dãy núi chính ở châu Âu: dãy Xcan-đi-na-vi, dãy An-pơ, dãy Ư-ran, dãy Ban-căng, dãy Cac-pat, dãy An-pơ Đi-ma-rich, dãy A-pen-nin, dãy Py-rê-nê.
Câu 3:
- Vùng ven biển Tây Âu và phía tây của Bắc Âu: khí hậu ôn đới hải dương.
- Vùng ven biển Địa Trung Hải từ Bồ Đào Nha sang tận Hi Lạp: khí hậu địa trung hải.
- Toàn bộ vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-đi-na-vi: khí hậu ôn đới lục địa.
- Vùng phía bắc của châu Âu: có một bộ phận nhỏ nằm trong vòng cực có khí hậu hàn đới.
Câu 4:
- Mật độ sông ngòi ở châu Âu dày đặc.
- Tên những con sông lớn ở châu Âu và biển mà chúng đổ vào:
+ Sông Ê-brơ trên bán đảo I-bê-rich đổ vào Địa Trung Hải.
+ Sông Pô trên bán đảo A-pen-nin (bán đảo I-ta-li-a) đổ vào Địa Trung Hải.
+ Sông Đa-nuyp trên bán đảo Ban-căng , sông Đni-ep , sông Đôn đổ vào Biển Đen.
+ Sông Ồ-đơ, sông Vi-xla đổ vào biển Ban-tích.
+ Sông En-bơ, sông Rai-nơ đổ vào biển Bắc.
+ Sông Von-ga đổ ra biển Ca-xpi.
Câu 5:
- Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ấm về mùa đông. Hơi ấm và ẩm của biển được gió Tây ôn đới thổi quanh năm đưa sâu vào trong đất liền, làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu.
- Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, ảnh hưởng của biển càng đi sâu về phía đông và đông nam càng yếu đi. Vì thế, càng đi về phía tây, khí hậu châu Âu càng ấm áp, mưa nhiều và ôn hòa hơn.
Bài 52:
Câu 1:
Châu Âu có 2 loại môi trường tự nhiên là: MT ôn đới hải dương và MT ôn đới lục địa
Câu 2:
- Sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa
+ Nhiệt độ: khí hậu ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 18oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 8oC. Khí hậu ồn đới lục địa có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 20oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất là -12oC. Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa.
+ Lượng mưa: khí hậu ôn đới hải dương có lượng mưa hàng năm khoảng l.000mm, khí hậu ôn đới lục địa lượng mưa hàng năm từ 400 đến 600mm. Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ẩm hơn khí hậu ôn đới lục địa.
Câu 3:
- Môi trường ôn đới hải dương:Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC , mưa quanh năm ( Khoảng 800-1000 mm/năm) , nhìn chung là ẩm ướt.
- Môi trường ôn đới lục địa :Mùa đông lạnh ,khô , mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè . Càng vào sâu trong lục địa , tính chất lục địa càng tăng : Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0 độ
Câu 4:
Thảm thực vật ở châu Âu thay đổi từ tây sang đông vì có sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa . Phía tây có khí hậu ôn hòa, mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn nên rừng lá rộng phát triển. Vào sâu trong đất liền, biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm nên rừng lá rộng phát triển. Càng đi về phía đông, lượng mưa càng giảm, biên độ nhiệt lớn nên thảo nguyên thay thế cho rừng.
Câu 5
Trên dãy An-pơ có các đai thực vật:
- Dưới 800m: đồng ruộng và làng mạc.
- 800 - 1.800m: rừng hỗn giao.
- 1.800 - 2.200m: rừrig lá kim.
- 2.200 - 3.000m: đồng cỏ núi cao.
- Trên 3.000m: băng tuyết vĩnh viễn.