Đáp án:
câu2:
-cấu trúc hiển vi của NST thường đc mô tả khi có dạng đặc trưng ở kì giữa
-vì : ở kì này các NST kép đóng xoắn cực đại ,tạo hình thái đặc trưng dễ quan sát nhất dễ quan sát nhất
+ các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
câu 3:
-NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN chính là nhờ sự tự tạo của ADN -> NST nhân đôi nhờ đó mà các gen quy định tính trạng đc di truyền qua các cá thể tế bào và cơ chế
câu 4:
Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
- Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động.
- Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.
- Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất
câu 5:
- Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể
- Nguyên phân giúp duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các cơ thể ở loài sinh sản vô tính
câu 6:
Giảm phân I:
- Kì đầu I: NST kép bắt đầu co xoắn. Các cặp NST có thể xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo.
- Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.
- Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành.
=> Kết quả: Mỗi tế bào mang 2n NST đơn qua giảm phân I tạo ra 2 con chứa n NST kép bằng một nửa bộ NST của tế bào mẹ.
Giảm phân II:
- Kì đầu II: NST co xoắn.
- Kì giữa II: NST co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- Kì sau II: 2 cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối II: Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành.
=> Kết quả: 1 tế bào mang 2n NST trải qua giảm phân tạo thành 4 tế bào con có n NST.
câu 7:
sự kết hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã duy trì ổn định bộ nhiễn sắc thể của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể. Ngoài ra còn tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa.
câu 8:
- Đều phát sinh từ các tế bào mầm sinh dục.
- Đều lần lượt trải qua 2 quá trình: nguyên phân của các tế bào mầm và giảm phân tạo ra giao tử.
- Đều xảy ra trong tuyến sinh dục của cơ quan sinh dục.
* Khác nhau
Đặc điểm so sánh
Quá trình phát sinh giao tử cái
Quá trình phát sinh giao tử đực
Giảm phân 1
- Noãn bào bậc 1 qua GP I cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn
- Tinh bào bậc 1 qua GP I cho hai tinh bào bậc 2.
Giảm phân 2
- Noãn bào bậc 2 qua GP II cho 1 thể cực thứ 2 có kích thước bé và 1 tế bào trứng có kích thước lớn
- Mỗi tinh bào bậc 2 qua GP II cho hai tinh tử phát triển thành tinh trùng.
Kết quả
- Từ noãn bào bậc 1 qua GP cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng , trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh
- Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua GP cho4 tinh trùng, các tinh trùng này đều tham gia sự thụ tinh.
- Các tinh trùng đều chứa bộ NST đơn bội (n) nhưng lại khác nhau về nguồn gốc NST.
câu 9:
- thụ tinh là sự kết hợp giữa 1 giao tử đực ( tinh trùng ) vs 1 giao tử cái (trứng)
tạo thành hợp tử
câu 10:
-Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.
Cơ chế chỉ cho một loại giao tử, ví dụ như nữ giới chỉ cho một loại trứng mang NST X, thuộc giới đồng giao tử. Cơ chế cho hai loại giao tử, ví dụ như nam giới cho hai loại tinh trùng (một mang NST X và một mang NST Y), thuộc giới dị giao tử.
-Tỉ lệ con trai : con gái là xấp xỉ 1:1 nghiệm đúng trên số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
câu 11:
di truyền liên kết là hiện tượng 1 nhóm tính trạng đc di truyền cùng nhau ,đc di truyền bởi các gen trên 1 NST cùng phân li trong quá trình phân bào
câu 12:
ADN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotit. Mỗi nucleotit cấu tạo gồm 3 thành phần :
- 1 gốc bazơ nitơ (A, T, G, X) .
- 1 gốc đường đêoxiribôzơ (C5H10O4C5H10O4)
- 1 gốc Axit photphoric (H3PO4H3PO4)
-Các loại nucleotit chỉ khác nhau ở bazo nito nên người ta đặt tên các loại nucleotit theo tên của bazo nito.
Nucleotit liền nhau liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị (phospho dieste) để tạo nên chuỗi polinucleotit.
Liên kết hóa trị là liên kết giữa gốc đường đêoxiribôzơ (C5H10O4C5H10O4) của nucleotit này với gốc axit photphoric (H3PO4H3PO4) của nucleotit khác
- Tính đa dạng: khi thay đổi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit có thể tạo vô số các ADN
câu 13:
ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải). Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn cao 34A°, gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20A0
câu 14:
Phân tử ADN là 1 chuỗi gồm 2 mạch đơn chạy song song và xoắn đều đặn quanh 1 trục . vì vậy chiều dài của ADN là chiều dài của 1 mạch và bằng chiều dài trục của nó . Mỗi
mạch có N2N2 nuclêôtit, độ dài của 1 nu là 3,4 A0A0
l=N2.3,4A0⇒N=lx23,4l=N2.3,4A0⇒N=lx23,4
Đơn vị thường dùng:
- 1micrômet=104angstron(A0)1micrômet=104angstron(A0)
- 1micrômet=103nanômet(nm)1micrômet=103nanômet(nm)
- 1nm=103micrômet=106nm=107A0
câu 15:
ADN X2 theo nguyên tắc bổ sung
câu 16:
-bản chất của gen là 1 đoạn ADN có chức năng di truyền xác định
-chức năng :lưu trữ và truyền đạt thông tin