TRẮC NGHIỆM:
1. D
2. B
3. C
4. C
5. B
6. C
7. C
8. B
9. C
10. a → d → b → c → e
TỰ LUẬN:
Câu 1: Lời bài hát ''Khúc ca bốn mùa'' - Nhạc và lời: Nguyễn Hải
Hạt nắng ... hạt nắng cho mẹ ra đồng. Hạt Mưa ... Hạt mưa cho cây lúa trổ bông. Hạt nắng ... hạt nắng trên vai em đến trường. Hạt mưa ... Hạt mưa cho cây vườn thêm xanh. Khi trời đổ nắng có mưa về dịu lai. Khi trời đầy mưa có nắng về sưởi ấm. Bốn mùa có nắng và có mưa. Bốn mùa cây xanh và cây lớn. Bốn mùa có nắng và có mưa. Bốn mùa nhịp đời mãi sinh sôi. Hạt nắng ... hạt nắng cho mẹ ra đồng. Hạt Mưa ... Hạt mưa cho cây lúa trổ bông. Hạt nắng ... hạt nắng trên vai em đến trường. Hạt mưa ... Hạt mưa cho cây vườn thêm xanh. Khi trời đổ nắng có mưa về dịu lai. Khi trời đầy mưa có nắng về sưởi ấm. Bốn mùa có nắng và có mưa. Bốn mùa cây xanh và cây lớn. Bốn mùa có nắng và có mưa. Bốn mùa nhịp đời mãi sinh sôi.
Câu 2: Những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Huy Du:
- Cuộc đời:
+ Huy Du còn có bí danh là Huy Cầm, sinh tại quê hương xã Tân Chi huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, là con thứ 2 trong một gia đình có 10 anh chị em. Cha ông là nhà giáo Nguyễn Huy Hoàng. Khi cha ông chuyển về Hà Nội dạy học, ông cũng theo cha đến Hà Nội sống và học tập. Ở đây ông bắt đầu được học piano và violon. Ông cùng nhạc sĩ Nguyễn Văn Tường (Phong Nhã) cùng những người bạn khác hợp thành ban nhạc biểu diễn tại rạp Tố Như hàng đêm.
+ Năm 1944, ông tham gia tổ chức Thanh niên cứu quốc và đến năm 1945 ông nhập ngũ và hoạt động trong Đội tuyên truyền vũ trang. Từ năm 1947 đến năm 1949, Huy Du dạy nhạc ở trường Thiếu sinh quân liên khu III. Năm 1949, ông làm trưởng đoàn văn công của Bộ tư lệnh liên khu III rồi trưởng đoàn văn công Sư đoàn 320 (năm 1951).
+ Từ năm 1956 đến năm 1962, Huy Du học tại Nhạc viện Bắc Kinh, Trung Quốc.Năm 1962, ông trở về nước làm việc tại Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị (Quân đội nhân dân Việt Nam) cho đến năm 1977. Đây là giai đoạn ông cho ra đời hàng loạt tác phẩm nổi tiếng nhất của mình.
+ Huy Du đã từng là Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá III, Đại biểu Quốc hội khoá VII, khóa VIII, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục Quốc hội khoá VIII. Ông từng là Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc. Ông nghỉ hưu vào năm 1990.
+ Ngày 17 tháng 12 năm 2007, ông mất tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, thọ 81 tuổi.
- Sự nghiệp:
+ Ca khúc đầu tay của ông là Sóng nước Ngọc Tuyền lấy cảm hứng từ ca khúc ''Thiên thai'' của nhạc sĩ Văn Cao (cụ thể là từ câu hát ''Bâng khuâng chèo khua nước Ngọc Tuyền'').
+ Trong lúc hoạt động âm nhạc tại Liên khu III, ông có các sáng tác: ''Ba Vì năm xưa'', ''Sẽ về Thủ đô'', ''Những gác chuông giáo đường'' (phổ thơ Hữu Loan), ''Tôi yêu hoà bình''...
+ Khi đang tại Nhạc viện Bắc Kinh, ông viết ca khúc ''Hoa mộc miên'' với chủ đề tình hữu nghị anh em giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc (lúc này quan hệ giữa hai nước rất thân thiết). Khi làm việc tại Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị, ông đã có những sáng tác được công chúng yêu thích như ''Tình em'' (thơ Ngọc Sơn, 1962), ''Bế Văn Đàn sống mãi'' (thơ Trinh Đường, 1963), ''Tôi ca mãi đời anh'' (1964). Ông cũng viết các tác phẩm khí nhạc như ''Miền Nam quê hương ta ơi!'', ''Kể chuyện sông Hồng''.
+ Vào thời kì Kháng chiến chống Mỹ ông đã viết rất nhiều ca khúc, trong đó có những ca khúc được phổ biến rộng rãi như: ''Thề bảo vệ Tổ quốc'', ''Anh vẫn hành quân'' (thơ Trần Hữu Thung), ''Bạch Long Vĩ đảo quê hương'', ''Có chúng tôi trên hải đảo xa xôi'', ''Chưa hết giặc ta chưa về'', ''Cùng anh tiến quân trên đường dài'' (thơ Xuân Sách), ''Nổi lửa lên em'' (phỏng thơ Giang Lam), ''Đường chúng ta đi'' (lời thơ Xuân Sách), ''Trên đỉnh Trường Sơn ta hát'', ''Đêm Trường Sơn'', ''Bài ca đường chín''...
+ Khi đất nước thống nhất, ông viết tiếp những ca khúc: ''Việt Nam ơi ta bước tiếp'', ''Việt Nam ơi!'', ''Mùa xuân đến rồi'', ''Chiều không em'' (phỏng thơ Thuỵ Kha), ''Người mù hát tình ca'' (phỏng thơ Thế Hùng), ''Biển cả quê hương'', ''Nhớ về cửa biển'', ''Chợ Chờ em vẫn chờ ai'' (thơ Phạm Tiến Duật), ''Khát vọng mùa xuân'' (thơ Huy Cừ), ''Đường chân trời'' (thơ Hoàng Trần Cương)...
+ Huy Du là một trong những nhạc sĩ lớn của dòng nhạc cách mạng. Những sáng tác của ông được công chúng đón nhận và yêu thích. Nhiều ca sĩ thành danh đã hát nhạc của ông, trong đó có Quý Dương, Quang Hưng, Doãn Tần, Bích Liên, Lê Dung...
+ Nhạc sĩ Huy Du đã xuất bản các tập ca khúc: ''Anh vẫn hành quân'' (Nhà xuất bản Văn hoá), ''Đường chúng ta đi'' (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân), ''Khát vọng mùa xuân'' (Nhà xuất bản Âm nhạc), ''Tuyển chọn ca khúc'' (Nhà xuất bản Âm nhạc và Hội nhạc sĩ Việt Nam); Băng audio - cassette: ''Người mù hát tình ca'' (Audio Hồ Gươm), ''Chiều không em'' (DIHAVINA và Hội Nhạc sĩ Việt Nam).