Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ngoài việc lãnh đạo cách mạng nước nhà Người còn sáng tác ra rất nhiều bài thơ, bài văn vừa để thỏa sức sáng tạo trong tâm hồn, trí óc vừa để cảm hóa người dân Việt Nam. Chính bởi vậy mà văn phong của Người rất giản dị, đơn sơ, mộc mạc nhưng không vì thế mà mất đi "chất riêng" của Hồ chủ tịch. Điều này được thể hiện rõ nhất trong tác phẩm "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta". Trong bài, tác giả không sử dụng những câu văn mĩ lệ mà chỉ viết ra những câu văn đơn thuần, dễ đọc, dễ nghe, dễ hiểu. Tiêu biểu ở ngay phẩn mở đầu của văn bản, Người đã viết "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". Chỉ với vài dòng ngắn ngủi ấy thôi, Người đã minh chứng cho nhân dân ta rằng tinh thần yêu nước chính là "của quý", "báu vật" của nước ta. Độc đáo hơn, chẳng cần "đao to búa lớn", người đã đề ra hàng loạt những dẫn chứng cụ thể để làm rõ, làm sáng cái luận điểm mà Bác đã nêu ở ngay phần mở đầu. Người đã liệt kê hàng loạt các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc như Pháp, Mĩ. Từ đó, làm nổi bật lên tinh thần yêu nước. Bên cạnh đó, ở đoạn cuối của bài, bằng một giọng văn hùng hồn, Hồ Chủ tịch cũng khẳng định rằng "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ...". Thật vậy, chúng ta - con dân đất Việt đã và đang nỗ lực không ngừng để không phụ lòng niềm mong đợi, căn dặn của vị cha già kính yêu. Qua tác phẩm này, tôi cũng thêm trân trọng, yêu quý Người. Và cũng thêm tự hào về lối sống cũng như ngôn ngữ trong văn phong của Người. Nó giản dị vô cùng, nhưng giản dị ở đây không đồng nghĩa với sự tuềnh toàng, không thu hút, không có sức hút với người đọc. Nếu có thời gian, tôi sẽ đọc thêm những tài liệu quý giá mà Bác để lại để củng cố kiến thức của mình.